Tầng Địa ngục thứ sáu (kết thúc) – Trật tự ở Địa ngục
Chúng tôi đến một bờ vách dựng đứng
Nơi những tảng đá lớn xếp vòng tròn
Và nhìn thấy những điều rất kinh khủng.
4 Trước cảnh tượng thật quá đỗi kinh hoàng
Và mùi thối bốc lên từ vực thẳm
Chúng tôi đến núp sau nấm mồ đơn.
7 Trên mộ này có ghi dòng chữ đậm
Nơi giam Giáo hoàng Anaxtaxiô
Mà Phôtanh lái chệnh đường chính thống.
10 “Ta hãy dừng một lát đã nghe con
Để cho quen dần với mùi hôi thối
Và nữa, để cho cẩn trọng thêm phần!”
13 Thầy bảo thế, và tôi liền cất tiếng:
“Ta nên tranh thủ khỏi phí thời gian!”
Thầy lại bảo: “Đó là điều ta muốn”.
16 “Sau những tảng đá, con hãy nhìn xem –
Thầy bắt đầu – là ba tầng ngục nhỏ
So với trước kia thì nó bé hơn.
19 Nhưng cả ba chật ních hồn tội lỗi
Để cho con sau đấy sẽ ngó nhìn
Con hãy tìm hiểu những điều lầm lỗi.
22 Trong các tội căm ghét ở trời xanh
Tội bất công được coi là tội cuối
Xúc phạm kẻ khác bằng bạo lực, và gian.
25 Tội quen thuộc của người là gian dối
Nên Chúa Trời càng căm ghét nhiều hơn
Ném xuống đáy sâu, gia tăng phạt tội.
28 Tội bạo lực ở vòng thứ nhất giam
Và chia ra làm thành ba vòng ngục
Vì bạo lực xúc phạm đến ba lần:
31 Xúc phạm người thân, bản thân mình, Thượng Đế
Xúc phạm đến của cải hay hình hài
Con thế thể hiểu ra nhờ suy nghĩ.
34 Người ta có thể thương tích gây ra
Xúc phạm đến người khác, hay tài sản
Có thể cướp bóc, phá hoại, đốt nhà.
37 Những kẻ gây thương tích cho người khác
Cùng bọn côn đồ đều bị cực hình
Chúng bị giam ở trong vòng thứ nhất.
40 Những kẻ khác xúc phạm bản thân mình
Xúc phạm tài sản của mình, đau đớn
Trong vòng thứ hai chỉ biết kêu rên.
43 Còn những kẻ làm cho đời căm giận
Chơi trò đỏ đen, vung phí bạc tiền
Phải khóc than, lẽ ra là sung sướng.
46 Và những kẻ xúc phạm đến Chúa Trời
Mạt sát Ngài hay bằng lời nguyền rủa
Khinh miệt thiên nhiên, thành quả của Ngài.
49 Vì điều này, ở trong vùng hẹp nhất
In dấu lửa lên bọn Xốtđôma và Caoócxa
Những ai trong tim Chúa Trời khinh miệt.
52 Tội gian lận làm thương tổn lương tâm
Mang tai hại cho những ai tin cậy
Và những ai không tin cả chính mình.
55 Thói tật sau này thực ra cắt đứt
Liên hệ của tình mà Tạo hoá sinh
Chỗ của chúng là vòng hai tù ngục.
58 Bọn đạo đức giả, phù thủy, nịnh thần
Bọn trộm cắp, bọn buôn thần bán thánh
Bọn cờ gian bạc lận, bọn lưu manh.
61 Thói tật kia đã làm cho quên lãng
Tình yêu tự nhiên, tình cảm yêu thương
Không có lòng tin tâm hồn cao thượng.
64 Vòng hẹp nhất, nơi ngự của Đitê
Là tâm điểm, là trung tâm hoàn vũ
Bọn phản bội kia vĩnh viễn chôn vùi”.
67 Tôi thốt lên: “Lời của thầy sáng tỏ
Cái bóng hình vực thẳm trước mắt con
Thầy đã kể, ai trong này bị giữ.
70 Nhưng hãy nói thêm bọn ở trong đầm
Rất hôi thối, bị gió mưa hành hạ
Và phải trút bao sức lực cuối cùng.
73 Sao không ở trong đô thành lửa đỏ
Giam chúng, khi chúng nguyền rủa Chúa Trời
Còn nếu không, vì sao bắt chúng khổ?”
76 Thầy đáp: “Sao hôm nay con lầm
Khác sự xét đoán mọi ngày sáng suốt
Hay đầu óc con lầm lạc con đường?
79 Vì những lời mà con không nhớ hết
Trong quyển sách “Đạo đức” đã giải bày
Về ba điều mà trời xanh căm ghét:
82 Thú tính điên cuồng, hiểm độc, thói buông tuồng
Và hình như thói buông tuồng nhẹ nhất
Nên Ngài phần nào xử phạt nhẹ hơn.
85 Nếu con nghĩ suy những lời nói đó
Rồi xem trong trí nhớ họ là ai
Mà phải chịu cực hình ngoài thành lửa.
88 Con hiểu tại sao những tên độc ác
Bị tách ra nhưng vẫn chịu cực hình
Dù Thượng Đế có nhẹ phần xử phạt”.
91 “Ôi mặt trời sửa cho con cái nhìn
Khiến con hài lòng khi nghe giải đáp
Nhưng nghi ngờ cũng quan trọng với con.
94 Xin thầy hãy trở lại đây một chút
Thầy vừa nói rằng những kẻ cho vay
Xúc phạm nhân từ – thì con thắc mắc”.
97 Thầy tôi đáp: “Bài học cho những ai
Nhà triết học rất nhiều lần đã giảng
Rằng Tự nhiên có trước hết trên đời.
100 Và Nghệ thuật, và Tri thức thần thánh
Ở trong sách “Vật lý” nếu con xem
Thì chỉ qua vài trang là cảm nhận:
103 Rằng Nghệ thuật người trần theo tự nhiên
Giống như đồ đệ bước theo sư phụ
Là cháu con của Đấng chốn cao xanh.
106 Nghệ thuật, Tự nhiên nếu con còn nhớ
Sách “Sáng thế ký” những câu mở đầu
Rằng con người sống vui và nở rộ.
109 Còn kẻ cho vay nặng lãi theo đường
Khinh miệt cả Tự nhiên và Nghệ thuật
Nó đi tìm cái mà nó ước mong.
112 Nhưng thời gian trôi mau, giờ là lúc
Chòm Ngư tinh lấp lánh ở phía đông
Chòm Đại hùng trải theo luồng Tây-Bắc.
115 Và xa xa vách đá hạ thấp dần”.
Chú thích:
KHÚC XI
8. Anastasio II (Anastasius) làm Giáo hoàng từ năm 496 đến năm 498, mong muốn hoà giải mâu thuẫn về học thuyết giữa Giáo hội phía Tây và Giáo hội phía Đông đã đón tiếp Fotin thân tình nên sau này dư luận cho rằng Giáo hoàng Anastasio II bị Fotin lái đi theo tà thuyết.
50. Soddoma và Caorsa (Sodom and Cahors): Soddoma là thành phố vùng biển Chết trong Kinh Thánh, nổi tiếng bị Thượng Đế thiêu huỷ bằng một trận mưa lửa do dân chúng chống đối lại tự nhiên.
Caorsa (Cahors) là thành phố ở miền nam nước Pháp, nổi tiếng là nơi những kẻ cho vay nặng lãi. Ở Ý từ “caorsini” nghĩa là kẻ cho vay nặng lãi.
65. Dis (Lucifeo): theo quan niệm thời Trung cổ thì đáy Địa ngục là tâm điểm của quả đất mà cũng là tâm điểm của vũ trụ.
67 – 90. Dante thắc mắc rằng tại sao bọn bị hành hạ trong đầm kia không phải giam trong thành lửa đỏ (tức hình phạt nặng hơn), Virgilio trả lời rằng bọn này tội lỗi có phần nhẹ hơn và dẫn về cuốn Sách Đạo đức: tức cuốn Etica (Ethics) của Aristotle, nơi có phân loại và định nghĩa các loại tội: thói buông tuồng (incontinenza), hiểm độc (malizia), thú tính điên cuồng (malta bestialitade), theo đó, thói buông tuồng có phần nhẹ tội hơn (sách Đạo đức, quyển V, chương I).
98. Nhà triết học: tức Aristotle.
101. Sách Vật lý: tức cuốn Fisica (Physics) của Aristotle.
107. Sáng thế ký (Genesis): cuốn đầu tiên của Kinh Thánh.
KHÚC XII
Tầng Địa ngục thứ bảy, ngục thứ nhất – Dòng sông máu
Con đường đi xuống một bờ dốc đứng
Và có một con quái vật đứng canh
Khiến mọi ánh mắt đều nhìn khác hướng.
4 Đó là do nạn lở đất năm nào
Vì động đất, núi Tờrentô giáng xuống
Ađixê, hay vách đá đổ nhào.
7 Đất đá ầm ầm đổ từ trên núi
Rồi bỗng nhiên ập xuống những cánh đồng
Tạo nên đường dốc từ trên cao ấy.
10 Đó là đường dốc dẫn xuống vực sâu
Từ trên sườn núi đá kia sụp đổ
Và phơi bày nỗi ô nhục Cờrétti.
13 Nó được thai nghén trong tượng con bò
Thấy chúng tôi, nó tự mình hành hạ
Vì do lòng căm giận với buồn lo.
16 Nhà thông thái của tôi liền quát nó:
“Mày lầm người này là quận công Atênê
Đã tặng mày cái chết trên trần thế?
19 Hãy cút đi, đồ súc vật, súc sinh
Người đâu phải do chị mày chỉ dẫn
Mà đến để xem những nỗi cực hình”.
22 Giống như con bò đực bị tử thương
Giật dây trói nhưng mà không thể chạy
Không thể đi mà chỉ nhảy điên cuồng.
25 Tôi thấy Minôtôrô lồng lên hoang dã
Và thầy tôi kêu lớn: “Hãy qua nhanh
Cần tranh thủ vì nó đang giận dữ!”
28 Đường đi xuống, chúng tôi rảo bước chân
Tiếng đá sỏi trên con đường lạo xạo
Do bàn chân tôi sức nặng bất thường.
31 Thấy tôi suy nghĩ trầm tư, thầy bảo:
“Chắc con nghĩ về quái vật điên cuồng
Mà ta vừa dẹp cơn điên hỗn láo.
34 Ta muốn cho con hay rằng trước đây
Ta đi xuống Địa ngục trong bóng tối
Lèn đá chưa sụp xuống như lúc này.
37 Nếu ta không lầm thì chưa lâu lắm
Trước khi Ngài hạ cố xuống nơi này
Tước của Đitê mấy mồi to lắm.
40 Khắp bốn phía chuyển động mạnh vực sâu
Ta ngỡ vũ trụ vì tình xúc động
Nên đã quay về với thuở ban đầu.
43 Thế giới đôi khi vẫn thành hỗn loạn
Chính thời đó cái lèn đá cổ này
Ở nơi đây và xa hơn đổ xuống.
46 Nhưng mà xuống phía dưới con hãy nhìn
Một dòng sông máu me và sôi sục
Nấu người dùng bạo lực hại người thân”.
49 Thói hám của và cơn giận điên cuồng
Làm khổ ta trong cuộc đời ngắn ngủi
Để rồi chìm trong vĩnh viễn khốn cùng!
52 Tôi thấy một vực hình cung cực lớn
Và cả cánh đồng bốn phía vây quanh
Đúng như lời thầy của tôi đã dặn.
55 Giữa vách đá và cả giữa cánh đồng
Nối đuôi nhau bọn nửa người nửa ngựa
Với cung tên săn thú như trên trần.
58 Vừa thấy chúng tôi, chúng liền dừng lại
Ba đứa liền tách ra đứng bên rìa
Và cung tên đã sẵn sàng chuẩn bị.
61 Một đứa gào: “Bọn mi cực hình gì?
Hỡi hai tên đang từ dốc đi xuống
Trả lời ngay không tao bắn bọn mi!”
64 Thầy tôi đáp: “Câu trả lời, khi đến
Chúng ta tự mình nói với Kirông
Sao ngươi vẫn bị vũ phu sai khiến?”
67 Rồi thầy bảo tôi: “Đó là Nétxô
Đã chết vì nàng Đêjanira kiều diễm
Nhưng rồi cuối cùng cũng trả được thù.
70 Kẻ đứng ở giữa, mắt nhìn xuống ngực
Là Kirông, đã nuôi dưỡng Asin
Và Phôlô – luôn điên cuồng bực tức.
73 Chúng đi quanh bờ vực hàng nghìn tên
Dùng tên bắn hạ những hồn tội lỗi
Định ngoi lên khi tội lỗi chưa đền.
76 Chúng tôi đến gần đám đông quái vật
Kirông lấy tên, rồi dùng đuôi tên
Gạt râu của mình sang hai bên mép.
79 Khi đã lộ ra rộng hoác cái mồm
Nó bảo đồng nghiệp: “Chúng bay có thấy
Cái gã đi sau khuấy động đá lên.
82 Nghĩa là không phải bước chân người chết”.
Và thầy của tôi đã đến kề bên
Nửa người nửa ngựa cái con quái vật:
85 “Anh ta còn sống như người trần gian
Nên tôi dẫn anh đi thăm thung lũng
Không vì thích thú mà chỉ vì cần.
88 Một vị dừng bài Thánh ca đang hát
Đã đến giao cho tôi sứ mệnh này
Tôi không lỗi lầm, anh ta không trộm cắp.
91 Chính bậc Đức hạnh đó đã khiến tôi
Cất bước đường thật kinh hoàng quá đỗi
Hãy cho một người dẫn đường chúng tôi.
94 Chỉ giùm tôi chỗ nào có thể lội
Và dùng lưng cõng giúp anh bạn này
Không phải âm hồn nên không đi nổi”.
97 Kirông quay phải và bảo Nétxô:
“Ngươi hãy làm kẻ dẫn đường cho họ
Gặp toán canh nào thì bảo tránh ra”.
100 Chúng tôi theo kẻ đưa đường phía trước
Đi dọc bờ sông máu đỏ sục sôi
Nghe thấy tiếng kêu những người bị luộc.
103 Tôi thấy nhiều kẻ ngập đến lông mày
Nhân mã bảo tôi: “Đây là bạo chúa
Từng khát máu và của cải bao người.
106 Và đang khóc than những ai hung dữ:
Kìa Alếchxanđrô và Điônixiô
Từng dìm Xixilia trong nhiều đau khổ.
109 Và cái trán có bộ tóc đen kia
Là Atđôlinô, còn tên tóc sáng
Chính là Ôpítxô xứ Etti.
112 Tên này bị đứa con trai giết chết”.
Tôi nhìn thầy, nhưng thầy tôi bảo rằng:
“Ta thứ hai còn tên này – thứ nhất”.
115 Và sau đó chúng tôi bước đến gần
Một đám tội đồ dường như muốn thoát
Khỏi dòng máu sôi gần ngập hết thân.
118 Chúng tôi thấy một âm hồn đứng lẻ
“Kẻ trước bàn thờ đâm thủng trái tim
Nay còn được thờ trên sông Thêm đó”.
121 Tôi thấy có rất nhiều kẻ nhô thân
Hoặc nhô đầu lên khỏi dòng suối đỏ
Trong số này tôi biết một âm hồn.
124 Dòng sông máu càng sôi lâu càng cạn
Rồi chỉ còn lấp xấp đến bàn chân
Ở đó chúng tôi vượt qua vực thẳm.
127 Nhân mã nói: “Khi ở mé bên này
Dòng sông máu kia đang dần dần cạn
Thì có một điều mà ngươi phải hay:
130 Ở mé bên kia, sông sâu thêm mãi
Cho đến khi sẽ tiếp nối với nơi
Đám đông bạo chúa vẫn còn rên rỉ.
133 Đó là công lý thánh thần xử phạt
Áttila, kẻ đã gặp tai ương
Piarô, Sétxtô tuôn dòng nước mắt.
136 Lửa đốt lên và nước mắt vĩnh hằng
Riniê Coónêtô và Riniê Patxô đó
Những kẻ từng gây bao cuộc chiến tranh”.
139 Nétxô nói xong, vượt qua suối đỏ.
Chú thích:
KHÚC XII
4 – 9: Dante gợi nhớ lại nạn lở đất xưa kia xảy ra ở sông Adige giữa vùng Trento và Verona.
12 – 25. Creti (hoặc Creta): tên một hòn đảo, nay gọi là Candia. Quái vật Minotauro (Minotaur) do Pasifae, vợ của Minosse, vua của đảo Creti, hôn phối với một con bò đực mà sinh ra.
17. Quận công Atene (Athens): tức Teseo (Theseus), con trai của Egeo, vua Atene. Thành phố này, theo lệ phải cống nạp 7 nam 7 nữ để làm thức ăn cho quái vật Minotauro sống trong mê cung. Khi Teseo bị nộp làm vật hy sinh chàng đã chỉ huy toán nạn nhân giết chết Minotauro. Nàng Ariana (Ariadne), con gái của Minosse đã đưa cho Teseo cuộn chỉ dẫn đường để biết đường đi trong mê cung, nơi ở của Minotauro. Điểm cuối của cuộn chỉ là lối ra.
38. Chỉ việc Giê-su đã xuống Địa ngục để giải thoát cho một số vĩ nhân chưa qua lễ rửa tội.
47. Dòng sông máu: sông Flegetonta (Phlegethon).
65. Chiron: tên cầm đầu ba con nhân mã nửa người nửa ngựa.
67. Nesso (Nessus): Nesso yêu nàng Dejanira, vợ của Ercole, chở nàng qua sông Eveno để cùng nhau đi trốn nhưng Ercole đuổi kịp, dùng tên thuốc độc bắn chết Nesso. Trước khi chết, Nesso tặng Dejanira chiếc áo có dính máu của mình và dặn rằng cho ai mặc áo này thì sẽ giành được lòng yêu thương của người ấy. Dejanira tin là thật, đã đưa cho chồng là Ercole mặc để hàn gắn tình cảm vợ chồng. Không ngờ Ercole mặc vào bị ngấm thuốc độc phát điên và chết, vì thế Nesso “cuối cùng cũng trả được thù”.
72. Folo (Pholus): Folo đến dự đám cưới của Piritoo, vua của người Lapiti, muốn bắt cóc cô dâu và những phụ nữ có mặt ở đấy. Folo tượng trưng cho bạo lực và tham lam.
88. Tức là Beatrice.
107. Alessandro (Alexander): vua Macedone; Dionisio (Dionysius): bạo chúa ở Siracusa, được các nhà văn cổ đại xem là đại diện cho sự tàn bạo.
110. Azzolino da Romano (1194 – 1259): kẻ từng gây ra nhiều vụ thảm sát ở Trevigi, thành phố Padova và vùng Lombardia.
111. Opizzo da Esti: lãnh chúa vùng Ferrara, cuối cùng bị người con trai giết chết. Có bản lại nói là bị đứa con trai riêng (stepson) giết chết.
114. Ta thứ hai còn tên này – thứ nhất: ý nói là ở đây thì tên này sẽ giải thích chứ không phải thầy.
118 – 120. Guido di Monfort (Guy de Monfort): người kế chức của Charles d’ Anjou đệ nhất ở Toscana, năm 1271 tại buổi lễ ban thánh ở nhà thờ Veterbo đã đâm chết hoàng tử Henry, con trai của vua Anh Henry III để báo thù cho cha. Tương truyền con tim của hoàng tử được để trong chiếc chén vàng đặt trên một trụ cầu ở sông Tamisi (sông Thêm), Luân Đôn.
134. Attila: vua của bộ tộc Unni (Hun) đã tàn phá các nước châu Âu ở thế kỷ thứ V, được mệnh danh là “thần roi” (Scourge of God).
135. Pirro (Pyrrhus): có thể là con trai của Asin đã giết vua Priam mà Dante lấy từ Eneide; Sesto (Sextus): có thể là con trai của Pompeo mà sau thành hải tặc.
137. Rinier da Corneto (Rinier of Corneto): một tướng cướp nổi tiếng ở Maremma, thời Dante; Rinier Pazzo: một thủ lĩnh của đảng Ghibellini ở Toscana khoảng năm 1200.
KHÚC XIII
Tầng Địa ngục thứ bảy, ngục thứ hai – Những kẻ tự sát, những kẻ xài hoang
Khi Nétxô còn chưa sang bờ ấy
Thì chúng tôi đã vào một khu rừng
Chưa từng có một lối mòn đi lại.
4 Lá cây một màu xám xịt, không xanh
Cành không thẳng mà xù xì, vặn vẹo
Gai độc có nhiều nhưng quả thì không.
7 Thú rừng tránh cả những vùng trồng tỉa
Từ sông Xêxina đến Coónêtô
Không rừng nào rậm, dữ dằn như thế.
10 Đây là nơi loài ác điểu Ácpi
Làm tổ, đuổi dân Tơroa chạy khỏi
Thành Xtrôfađê và thảm hoạ kia.
13 Chúng có cánh chim nhưng cổ, mặt người
Chân có vuốt con, bụng đầy lông lá
Trên cành cây, kêu những tiếng bi ai.
16 Thầy bảo tôi: “Trước khi ta đi tiếp
Hãy nhớ rằng ta ở ngục thứ hai
Và vẫn ở đó – rồi thầy tiếp tục –
19 Cho đến khi đi vào bãi lửa hoang
Hãy nhìn cho kỹ và con sẽ thấy
Chứ lời ta, con có thể không tin”.
22 Khắp mọi nơi nghe những lời than khóc
Nhưng tuyệt nhiên không thấy một bóng người
Tôi vội vàng dừng chân vì sửng sốt.
25 Tôi ngỡ thầy đoán là tôi tin rằng
Lời than khóc là những người ẩn nấp
Sau những lùm cây cả một đám đông.
28 Nên thầy bảo: “Con bẻ vài cành lá
Của một bụi cây nào đó bất kỳ
Thì lập tức thắc mắc con sáng tỏ”.
31 Khi đó bàn tay của tôi đưa ra
Bẻ một cành cây mận gai bên cạnh
Cây bỗng kêu lên: “Sao lại hành ta!”
34 Từ chỗ gãy cành máu đen túa chảy
Cây lại kêu: “Ngươi hành hạ ta chi
Chẳng lẽ ngươi lại dữ dằn đến vậy?
37 Chúng ta xưa là người nay là cây
Bàn tay ngươi nên nhẹ nhàng mới phải
Dù là linh hồn rắn rết giờ đây”.
40 Như thanh củi tươi, một đầu đã cháy
Nhưng đầu kia vẫn rên rỉ, nghiến răng
Tiếng thoát ra ấy là nhờ gió đẩy.
43 Và rồi từ cành gãy ấy cùng tuôn
Cả lời và máu, làm tôi khiếp đảm
Tôi buông cành cây, tại chỗ đứng im.
46 Thầy tôi trả lời tiếng kêu ai oán:
“Giá người này trên con đường của mình
Những gì đọc trong thơ ta, suy ngẫm
49 Thì với ngươi tay nó chẳng chạm lên
Nhưng sự việc này khiến ta dính líu
Hành động này ta có lỗi một phần.
52 Xin cho biết: ngươi là ai, nếu không ngại
Để nó sửa sai ký ức về ngươi
Nơi trần thế, khi nó quay trở lại”.
55 Cây đáp: “Ngươi đã thuyết phục được tôi
Tôi sẽ nói nhưng xin đừng phiền muộn
Nếu như tôi có thêm bớt đôi lời.
58 Tôi là người giữ cả hai chìa khoá
Của trái tim Hoàng đế Phêđêrigô
Đóng, mở lẹ làng nhờ tay tôi cả.
61 Tôi trung thành với nghĩa vụ vinh quang
Bí mật của vua tôi luôn giữ kín
Quên cả ngủ nghê, sức lực coi thường.
64 Thói đố kỵ không hề rời con mắt
Trơ tráo ngó nhòm cung điện Xêda
Bệnh dịch của dân, cung đình thuốc độc.
67 Nhen lửa chống tôi trong các linh hồn
Lửa bén đến Augútxtô Hoàng đế
Biến sướng vui thành tang tóc đau thương.
70 Tâm hồn tôi trong tột cùng phẫn uất
Nghĩ cái chết trốn được sự khinh thường
Đã tự hại mình – một người chính trực.
73 Tôi sống chết giữ gốc rễ của mình
Tôi xin thề chẳng bao giờ phụ bạc
Lòng tin của Chúa là sự vinh quang.
76 Nếu một người còn quay về dương thế
Xin bảo vệ giùm ký ức về tôi
Đang bẹp dí dưới những trò đố kỵ!”
79 “Nó đã ngừng – tôi nghe tiếng nhà thơ –
Con đừng bỏ phí thời gian, hãy hỏi
Nếu như con còn muốn biết điều gì”.
82 Tôi trả lời: “Con mong thầy hỏi giúp
Những điều gì mà thầy nghĩ con nên
Con không thể hỏi vì lòng thương xót”.
85 Thầy liền tiếp: “Nếu người ta hết lòng
Đáp ứng cái điều mà ngươi cầu khẩn
Thì hồn bị tù xin hãy nói thêm.
88 Vì sao hồn vào thân cây nhập được
Và nếu có thể, cho biết điều này
Có bao giờ khỏi thân cây hồn thoát?”
91 Và cây thở dài một tiếng rõ to
Rồi đổi gió thành tiếng, bắt đầu nói:
“Chỉ xin trả lời vắn tắt thôi nghe:
94 Khi một linh hồn dữ dằn, rách nát
Lìa khỏi xác theo ý của chính mình
Thì xuống tầng thứ bảy Minốt vứt.
97 Rơi xuống đâu là tùy sự rủi may
Xuống rừng này, y như là hạt giống
Rồi nảy mầm, do số phận khiến sai.
100 Rồi đâm chồi, biến thành cây hoang dại
Ác điểu Ácpi đến mổ lá ăn
Gây đau đớn, tạo cửa đau đớn ấy.
103 Chúng tôi muốn tìm lại hình hài xưa
Như mọi người, nhưng chẳng còn được nhập
Vì xác thân tự mình đã vứt đi.
106 Tới đây chúng tôi sẽ lôi xác đến
Xác sẽ bị treo trên bụi cây gai
Nơi đang nằm ngủ oan hồn hung hãn”.
109 Chúng tôi nghĩ rằng đợi qua nỗi buồn
Sẽ còn nghe cây nói nhiều điều nữa
Bỗng bất ngờ, nghe tiếng động ầm ầm.
112 Có vẻ về phía chúng tôi áp sát
Con lợn rừng và một đoàn thợ săn
Nghe tiếng gãy cành, bước chân rầm rập.
115 Có hai người chạy bên trái chúng tôi
Trần truồng tả tơi giữa bao cành lá
Làm gãy những cành và những chồi cây.
118 Người thứ nhất: “Cứu tôi! Ôi Thần chết!”
Người thứ hai, gắng không chậm hơn người
Gào lên: “Lanô, mày nhanh khủng khiếp
121 Nhanh hơn cả khi đánh trận Tốppô!”
Rồi nhìn quanh, có vẻ như kiệt sức
Lao vào bụi cây thành một khối to.
124 Kín cả khu rừng, phía sau bọn họ
Một bầy chó đen đói khát đuổi theo
Như thể bầy chó do ai vừa thả.
127 Vào người nấp trong bụi, chúng ngoạm răng
Rồi xé ra từng mảnh, từng mảnh nhỏ
Và tha đi những cục thịt đỏ lòm.
130 Người bạn đường cầm tay tôi, rồi dẫn
Đến bên bụi cây nức nở khóc than
Từ vết thương máu ròng ròng chảy xuống.
133 “Ôi Jacôpô đa Xantô Anđờrêa
Sao anh dùng tôi làm nơi trú ẩn
Tôi có lỗi gì với đời anh xấu xa?”
136 Dừng trước bụi cây thầy tôi lẩm bẩm:
“Ngươi là ai mà cành lá sum suê
Máu tuôn trào và lời than đau đớn?”
139 “Những linh hồn mới đến – cây trả lời –
Để chứng kiến bao nỗi đau man dại
Đã vặt đi bao cành lá của tôi.
142 Xin hãy nhặt giùm và gom dưới gốc
Vì Thánh Giăng Báptít, đô thành của tôi
Đã thay vị chủ đầu tiên – Thánh Mác.
145 Làm cho khốn bằng tài nghệ của Ngài
Nay chỉ trên cầu Ácnô còn sót
Lại một phần dấu tích của Ngài thôi.
148 Rồi sau đó những người xây dựng lại
Trên đống tro tàn của Attila
Người ta đã làm một cách uổng phí.
151 Và tôi tự treo cổ mình trong nhà”.
Chú thích:
KHÚC XIII
8. Cecina: tên một con sông; Corneto: một miền hoang vu ở vùng Maremma, Toscana.
10. Arpie (The Harpies): một loài quái vật thần thoại có mặt đàn bà, thân chim.
13 – 15. Những điều này được kể trong anh hùng ca Eneide của Virgilio.
58. Pier delle Vigne: viên quan cận thần của hoàng đế Federico II (Frederick II), được nhà vua tin tưởng trao cho nhiều quyền bính. Bất ngờ bị thất sủng, bị bắt giam. Tự tử trong nhà tù.
65. Cung điện Xêda: là cung điện nhà vua nói chung.
68. Hoàng đế Augútxtô: tức Federico II.
96. Minos: quan xét xử nơi Địa ngục.
120. Lano: theo Boccacio đây là Lano da Siena chết ở trận Pieve al Toppo năm 1278 và tự nguyện chết vì chán cuộc sống nghèo nàn. Là kẻ trước đây tiêu tiền như rác (xem khúc XXIX, 130).
119. Người thứ hai là Iacopo de Santo Andrea, cũng là kẻ tiêu tiền như rác.
143. Thời cổ đại dân Firenze thờ Thánh Mác (thần chiến tranh), khi quy theo đạo Thiên Chúa thì Thánh Giăng Báptít trở thành vị thần bảo trợ cho Firenze. Vị trí đặt tượng Thánh Mác được dùng xây nhà thờ Thánh Giăng, còn tượng Thánh Mác được dời ra bờ sông Arno. Khi Attila tàn phá Firenze, tượng bị vứt xuống sông, sau tìm lại được một phần đem đặt trên Cầu Cũ (Ponte Vecchio). Âm hồn tự tử này nói ý rằng giá không có phần tượng Thánh Mác kia thì Firenze đã bị san bằng và việc xây dựng lại sẽ là “uổng phí”.
151. Câu này chưa có bản nào giải thích rõ ràng.
Tầng Địa ngục thứ bảy, ngục thứ hai – Những kẻ tự sát, những kẻ xài hoang
Khi Nétxô còn chưa sang bờ ấy
Thì chúng tôi đã vào một khu rừng
Chưa từng có một lối mòn đi lại.
4 Lá cây một màu xám xịt, không xanh
Cành không thẳng mà xù xì, vặn vẹo
Gai độc có nhiều nhưng quả thì không.
7 Thú rừng tránh cả những vùng trồng tỉa
Từ sông Xêxina đến Coónêtô
Không rừng nào rậm, dữ dằn như thế.
10 Đây là nơi loài ác điểu Ácpi
Làm tổ, đuổi dân Tơroa chạy khỏi
Thành Xtrôfađê và thảm hoạ kia.
13 Chúng có cánh chim nhưng cổ, mặt người
Chân có vuốt con, bụng đầy lông lá
Trên cành cây, kêu những tiếng bi ai.
16 Thầy bảo tôi: “Trước khi ta đi tiếp
Hãy nhớ rằng ta ở ngục thứ hai
Và vẫn ở đó – rồi thầy tiếp tục –
19 Cho đến khi đi vào bãi lửa hoang
Hãy nhìn cho kỹ và con sẽ thấy
Chứ lời ta, con có thể không tin”.
22 Khắp mọi nơi nghe những lời than khóc
Nhưng tuyệt nhiên không thấy một bóng người
Tôi vội vàng dừng chân vì sửng sốt.
25 Tôi ngỡ thầy đoán là tôi tin rằng
Lời than khóc là những người ẩn nấp
Sau những lùm cây cả một đám đông.
28 Nên thầy bảo: “Con bẻ vài cành lá
Của một bụi cây nào đó bất kỳ
Thì lập tức thắc mắc con sáng tỏ”.
31 Khi đó bàn tay của tôi đưa ra
Bẻ một cành cây mận gai bên cạnh
Cây bỗng kêu lên: “Sao lại hành ta!”
34 Từ chỗ gãy cành máu đen túa chảy
Cây lại kêu: “Ngươi hành hạ ta chi
Chẳng lẽ ngươi lại dữ dằn đến vậy?
37 Chúng ta xưa là người nay là cây
Bàn tay ngươi nên nhẹ nhàng mới phải
Dù là linh hồn rắn rết giờ đây”.
40 Như thanh củi tươi, một đầu đã cháy
Nhưng đầu kia vẫn rên rỉ, nghiến răng
Tiếng thoát ra ấy là nhờ gió đẩy.
43 Và rồi từ cành gãy ấy cùng tuôn
Cả lời và máu, làm tôi khiếp đảm
Tôi buông cành cây, tại chỗ đứng im.
46 Thầy tôi trả lời tiếng kêu ai oán:
“Giá người này trên con đường của mình
Những gì đọc trong thơ ta, suy ngẫm
49 Thì với ngươi tay nó chẳng chạm lên
Nhưng sự việc này khiến ta dính líu
Hành động này ta có lỗi một phần.
52 Xin cho biết: ngươi là ai, nếu không ngại
Để nó sửa sai ký ức về ngươi
Nơi trần thế, khi nó quay trở lại”.
55 Cây đáp: “Ngươi đã thuyết phục được tôi
Tôi sẽ nói nhưng xin đừng phiền muộn
Nếu như tôi có thêm bớt đôi lời.
58 Tôi là người giữ cả hai chìa khoá
Của trái tim Hoàng đế Phêđêrigô
Đóng, mở lẹ làng nhờ tay tôi cả.
61 Tôi trung thành với nghĩa vụ vinh quang
Bí mật của vua tôi luôn giữ kín
Quên cả ngủ nghê, sức lực coi thường.
64 Thói đố kỵ không hề rời con mắt
Trơ tráo ngó nhòm cung điện Xêda
Bệnh dịch của dân, cung đình thuốc độc.
67 Nhen lửa chống tôi trong các linh hồn
Lửa bén đến Augútxtô Hoàng đế
Biến sướng vui thành tang tóc đau thương.
70 Tâm hồn tôi trong tột cùng phẫn uất
Nghĩ cái chết trốn được sự khinh thường
Đã tự hại mình – một người chính trực.
73 Tôi sống chết giữ gốc rễ của mình
Tôi xin thề chẳng bao giờ phụ bạc
Lòng tin của Chúa là sự vinh quang.
76 Nếu một người còn quay về dương thế
Xin bảo vệ giùm ký ức về tôi
Đang bẹp dí dưới những trò đố kỵ!”
79 “Nó đã ngừng – tôi nghe tiếng nhà thơ –
Con đừng bỏ phí thời gian, hãy hỏi
Nếu như con còn muốn biết điều gì”.
82 Tôi trả lời: “Con mong thầy hỏi giúp
Những điều gì mà thầy nghĩ con nên
Con không thể hỏi vì lòng thương xót”.
85 Thầy liền tiếp: “Nếu người ta hết lòng
Đáp ứng cái điều mà ngươi cầu khẩn
Thì hồn bị tù xin hãy nói thêm.
88 Vì sao hồn vào thân cây nhập được
Và nếu có thể, cho biết điều này
Có bao giờ khỏi thân cây hồn thoát?”
91 Và cây thở dài một tiếng rõ to
Rồi đổi gió thành tiếng, bắt đầu nói:
“Chỉ xin trả lời vắn tắt thôi nghe:
94 Khi một linh hồn dữ dằn, rách nát
Lìa khỏi xác theo ý của chính mình
Thì xuống tầng thứ bảy Minốt vứt.
97 Rơi xuống đâu là tùy sự rủi may
Xuống rừng này, y như là hạt giống
Rồi nảy mầm, do số phận khiến sai.
100 Rồi đâm chồi, biến thành cây hoang dại
Ác điểu Ácpi đến mổ lá ăn
Gây đau đớn, tạo cửa đau đớn ấy.
103 Chúng tôi muốn tìm lại hình hài xưa
Như mọi người, nhưng chẳng còn được nhập
Vì xác thân tự mình đã vứt đi.
106 Tới đây chúng tôi sẽ lôi xác đến
Xác sẽ bị treo trên bụi cây gai
Nơi đang nằm ngủ oan hồn hung hãn”.
109 Chúng tôi nghĩ rằng đợi qua nỗi buồn
Sẽ còn nghe cây nói nhiều điều nữa
Bỗng bất ngờ, nghe tiếng động ầm ầm.
112 Có vẻ về phía chúng tôi áp sát
Con lợn rừng và một đoàn thợ săn
Nghe tiếng gãy cành, bước chân rầm rập.
115 Có hai người chạy bên trái chúng tôi
Trần truồng tả tơi giữa bao cành lá
Làm gãy những cành và những chồi cây.
118 Người thứ nhất: “Cứu tôi! Ôi Thần chết!”
Người thứ hai, gắng không chậm hơn người
Gào lên: “Lanô, mày nhanh khủng khiếp
121 Nhanh hơn cả khi đánh trận Tốppô!”
Rồi nhìn quanh, có vẻ như kiệt sức
Lao vào bụi cây thành một khối to.
124 Kín cả khu rừng, phía sau bọn họ
Một bầy chó đen đói khát đuổi theo
Như thể bầy chó do ai vừa thả.
127 Vào người nấp trong bụi, chúng ngoạm răng
Rồi xé ra từng mảnh, từng mảnh nhỏ
Và tha đi những cục thịt đỏ lòm.
130 Người bạn đường cầm tay tôi, rồi dẫn
Đến bên bụi cây nức nở khóc than
Từ vết thương máu ròng ròng chảy xuống.
133 “Ôi Jacôpô đa Xantô Anđờrêa
Sao anh dùng tôi làm nơi trú ẩn
Tôi có lỗi gì với đời anh xấu xa?”
136 Dừng trước bụi cây thầy tôi lẩm bẩm:
“Ngươi là ai mà cành lá sum suê
Máu tuôn trào và lời than đau đớn?”
139 “Những linh hồn mới đến – cây trả lời –
Để chứng kiến bao nỗi đau man dại
Đã vặt đi bao cành lá của tôi.
142 Xin hãy nhặt giùm và gom dưới gốc
Vì Thánh Giăng Báptít, đô thành của tôi
Đã thay vị chủ đầu tiên – Thánh Mác.
145 Làm cho khốn bằng tài nghệ của Ngài
Nay chỉ trên cầu Ácnô còn sót
Lại một phần dấu tích của Ngài thôi.
148 Rồi sau đó những người xây dựng lại
Trên đống tro tàn của Attila
Người ta đã làm một cách uổng phí.
151 Và tôi tự treo cổ mình trong nhà”.
Chú thích:
KHÚC XIII
8. Cecina: tên một con sông; Corneto: một miền hoang vu ở vùng Maremma, Toscana.
10. Arpie (The Harpies): một loài quái vật thần thoại có mặt đàn bà, thân chim.
13 – 15. Những điều này được kể trong anh hùng ca Eneide của Virgilio.
58. Pier delle Vigne: viên quan cận thần của hoàng đế Federico II (Frederick II), được nhà vua tin tưởng trao cho nhiều quyền bính. Bất ngờ bị thất sủng, bị bắt giam. Tự tử trong nhà tù.
65. Cung điện Xêda: là cung điện nhà vua nói chung.
68. Hoàng đế Augútxtô: tức Federico II.
96. Minos: quan xét xử nơi Địa ngục.
120. Lano: theo Boccacio đây là Lano da Siena chết ở trận Pieve al Toppo năm 1278 và tự nguyện chết vì chán cuộc sống nghèo nàn. Là kẻ trước đây tiêu tiền như rác (xem khúc XXIX, 130).
119. Người thứ hai là Iacopo de Santo Andrea, cũng là kẻ tiêu tiền như rác.
143. Thời cổ đại dân Firenze thờ Thánh Mác (thần chiến tranh), khi quy theo đạo Thiên Chúa thì Thánh Giăng Báptít trở thành vị thần bảo trợ cho Firenze. Vị trí đặt tượng Thánh Mác được dùng xây nhà thờ Thánh Giăng, còn tượng Thánh Mác được dời ra bờ sông Arno. Khi Attila tàn phá Firenze, tượng bị vứt xuống sông, sau tìm lại được một phần đem đặt trên Cầu Cũ (Ponte Vecchio). Âm hồn tự tử này nói ý rằng giá không có phần tượng Thánh Mác kia thì Firenze đã bị san bằng và việc xây dựng lại sẽ là “uổng phí”.
151. Câu này chưa có bản nào giải thích rõ ràng.
KHÚC XIV
Tầng Địa ngục thứ bảy, ngục thứ ba – Mưa lửa, những kẻ báng bổ thánh thần
Cảm thấy xúc động vì tình đồng hương
Tôi nhặt những chiếc lá rơi tản mát
Trả lại cho cây giờ đã lặng im.
4 Rồi xuyên qua rừng, chúng tôi đi tới
Điểm phân chia vòng ngục hai với ba
Thấy một cảnh tượng vô cùng kinh hãi.
7 Để trình bày lại những việc lạ này
Xin nói rõ là có một trảng cát
Không một cây nào sống nổi nơi đây.
10 Khu rừng đau thương bao quanh trảng ấy
Và bao quanh một cái hố đau buồn
Sát ngay bên rìa, chúng tôi dừng lại.
13 Khoảng trống là một bãi cát khô cằn
Giống như ngày xưa Catông từng vượt
Bãi cát này, cát bỏng dưới bàn chân.
16 Khủng khiếp thay, sự báo thù của Chúa
Với những ai khi đọc những dòng này
Những gì nhìn thấy mắt tôi lúc đó.
19 Tôi thấy từng lũ âm hồn trần truồng
Nhưng có vẻ cực hình thì lại khác
Tất cả đều khóc lóc cực thảm thương.
22 Có những người nằm dài trên mặt đất
Những kẻ khác phải ngồi lại thu mình
Và phải đi lại liên hồi – số khác.
25 Đông nhất là bọn đi thành vòng tròn
Những kẻ nằm trong đớn đau có ít
Nhưng mồm không ngừng những tiếng kêu than.
28 Theo một nhịp chậm trên khắp trảng cát
Mưa lửa rơi, những bông lửa to đùng
Như ngày lặng gió trên rừng hoa tuyết.
31 Như khi nhìn thấy rơi xuống quân mình
Những ngọn lửa tới đất còn bốc cháy
Alếchxanđrô ở Ấn Độ hành quân.
34 Thế là ông ra lệnh cho quân sĩ
Tách riêng chúng ra cho dễ giập hơn
Rồi giập xuống đất, tắt từng đốm lửa.
37 Cơn bão lửa trút xuống từ trên cao
Giống như bùi nhùi khi đà bén lửa
Cát cũng thiêu, nhân lên nỗi đớn đau.
40 Và không bao giờ dừng trò khiêu vũ
Của những bàn tay khốn khổ vẫy vùng
Gạt ra khỏi thân truồng từng đốm lửa.
43 Tôi hỏi thầy: “Sức mạnh ấy là ai
Mà thắng tất cả, ngoại trừ quỉ sứ
Đã cản trở ta ở chốn cổng ngoài.
46 Kia là ai, cái hình thù to lớn
Chẳng quan tâm đến lửa cháy, chỉ nằm
Đến mưa cũng không thể nào ngăn cản”.
49 Cái người đó hiểu rằng tôi ngạc nhiên
Đã kêu lên: “Ta sống sao chết vậy! –
Khi mà tôi đang hỏi thầy của mình –
52 Dù người thợ rèn bị Giôvê làm khốn
Và nổi cơn điên, lưỡi tầm sét đã cầm
Đâm vào ta trong cái ngày cuối tận.
55 Thần còn làm khổ người khác, dù cho –
Trong lò rèn Mônggibenlô đen đúa
Đã gọi: –Vuncanô hãy giúp ta, giúp ta!
58 Hoặc như ở trận Phờlêgờra tàn khốc
Dốc toàn bộ sức lực giáng vào ta
Nhưng mà cũng chẳng trả thù gì được”.
61 Lúc bấy giờ mới lên tiếng thầy tôi
Lời mạnh mẽ, tôi chưa từng nghe thấy:
“Ôi, Capanêô, thói kiêu ngạo của ngươi
64 Không giảm bớt mà còn thêm phạt nặng
Không hình phạt nào ngoài sự điên cuồng
Lại xứng với tính của ngươi hung hãn”.
67 Rồi quay lại tôi với vẻ dịu dàng
“Đây là một vị vua trong bảy vị
Đã vây thành Têbê, và phỏng chừng
70 Vẫn coi khinh và vẫn đánh giá thấp
Vị thần kia nhưng ta đã nói rồi
Thói khinh mạn chỉ là đồ trang sức.
73 Bây giờ hãy theo sát ta, và luôn
Không đặt chân vào cát đang bốc lửa
Hãy đi nép sát về phía mé rừng”.
76 Giữ im lặng và chúng tôi đi tới
Một con suối nhỏ từ rừng chảy ra
Nước màu đỏ, tôi vô cùng sợ hãi.
79 Như suối chảy từ hồ Bulicamê
Để chia nước cho những người lầm lỗi
Con suối này chảy xuống bãi cát kia.
82 Cả lòng suối và hai bờ lát đá
Cũng lát đá cả ở hai bên lề
Tôi hiểu rằng cần đi theo suối đó.
85 “Trong những điều ta đã nói từ đầu
Kể từ khi ta vượt qua ngưỡng cửa
Lối vào trong không cấm một người nào.
88 Không gì trong những điều con thấy đó
Lại đáng chú ý hơn con suối này
Nó làm cho lửa dịu đi cùng nó”.
91 Thầy nói vậy, và tôi cầu xin thầy
Ban cho tôi bài giảng nhiều hơn nữa
Những gì gợi lên ham muốn trong tôi.
94 “Ngoài khơi này xưa có vùng đất cổ
Người ta gọi là đảo Cơrêta
Ông vua hiền và dân lương thiện cả.
97 Có một quả núi tên là Iđa
Xưa kia từng có rừng cây xanh tốt
Nhưng bây giờ chỉ còn lại hoang vu.
100 Xưa Rêa chọn làm nơi trú ẩn
Cho đứa con trai yêu quí của mình
Khi nó khóc, phát ra nhiều tiếng động.
103 Đứng trong lòng núi là một ông già
Cao lớn, với Đammiata quay lưng lại
Như một tấm gương nhìn về Rôma.
106 Cái đầu được tạo bằng vàng nguyên chất
Hai cánh tay và ngực cũng bạc ròng
Và đến hết thân – bằng đồng tốt nhất.
109 Phần dưới, tất cả đều bằng sắt tây
Nhưng chân phải lại được làm bằng đất
Và ông già đứng trụ trên chân này.
112 Trừ phần bằng vàng, các phần còn lại
Đều có vết nứt, nước mắt ứa ra
Rồi đọng lại và xuyên qua hang núi.
115 Từ thung lũng này dòng nước chảy ra
Thành Akêrôngtê, Xtigiê, Phờlêgiêtông rồi chảy
Xuống thấp hơn nữa, theo những dòng khe.
118 Xuống tới điểm người ta không thể xuống
Tạo thành đầm Côxitô; nó ra sao
Con sẽ thấy, nên ta không nói đến”.
121 Tôi hỏi thầy: “Nếu như con suối này
Dòng nước chảy đến từ nơi dương thế
Sao chỉ hiện ra ở bờ bên này?”
124 “Con hiểu Địa ngục là hình tròn vậy
Mặc dầu con đã làm một hành trình
Nhưng luôn theo mé và đi xuống đáy.
127 Con vẫn chưa đi quanh hết một vòng
Do vậy, nếu có điều gì mới lạ
Thì cũng không có gì đáng ngạc nhiên”.
130 “Thế Phờlêgiêtông, Lêtê ở đâu – tôi hỏi –
Sông, thầy bảo do nước mắt tuôn đầy
Còn một sông kia thầy không hề nói”.
133 “Con hỏi vậy có lý – thầy trả lời –
Nhưng sự sục sôi của dòng nước đỏ
Thì một trong hai có giải đáp rồi.
136 Con sẽ thấy sông Lêtê, nhưng ngoài vực
Mọi âm hồn đến rửa ráy ở đây
Sau khi tất cả lỗi lầm đã chuộc”.
139 Rồi thầy nói: “Phải rời khu rừng này
Con hãy nhìn và theo ta cho đúng
Bờ không cháy là đường đi được đây.
142 Trên những bờ ấy lửa đà tắt ngấm”.
Chú thích:
KHÚC XIV
14. Catone d’ Utica (Cato of Utica) xưa đã dẫn quân vượt qua sa mạc Libi.
31 – 36. Ở đây Dante nhắc đến một truyền thuyết về Alexander Đại đế.
52. Giove (Jupiter): vị thần lớn nhất trong các thần La Mã được thờ ở đền Capitole; Người thợ rèn: tức Vulcano, chuyên rèn lưỡi tầm sét cho Giove.
56. Mongibello: tiếng địa phương gọi núi lửa Etna. Đây được xem là nơi Vulcano thiết lập lò rèn.
58. Flegra (Phlegra): thung lũng ở Tessaglia, nơi diễn ra trận đánh nổi tiếng giữa những thần khổng lồ và Giove. Các thần khổng lồ định vượt lên đỉnh Olimpo để trèo lên trời.
63. Capaneo (Capaneus): một trong bảy vị vua của Hy Lạp đã giúp vua Polinice chống lại người anh là Eteole.
79. Bulicame: hồ nước có dòng suối nước nóng chảy ra, ở gần Viterbo, nơi đây có lệ cho phép gái điếm được tắm tự do.
96. Vua Saturno: vị vua thứ nhất của đảo Creta, thời ông vua này cai trị được gọi là thế kỷ vàng.
97. Ida: đỉnh núi cao nhất ở Creta luôn có tuyết bao phủ.
100. Rea (Rhea): vợ của vua Saturno, mẹ của Giove. Do có lời tiên tri đoán rằng vua Saturno sẽ bị chính con trai cướp ngôi nên ông đã ăn sống những đứa con của mình ngay từ khi vừa mới lọt lòng. Nhưng đứa cuối cùng được thần Dớt giúp đỡ: Rea sinh Giove trong một hang núi rồi sai bọn người hầu đem đi nuôi giấu trên đỉnh núi Ida. Mỗi khi đứa bé khóc thì bọn người hầu hò hét, múa gươm làm cho chó sủa để át đi tiếng khóc.
103 – 111. Ông già cao lớn: hình tượng này lấy từ giấc mơ của Nabucodonosor trong Kinh Thánh, nhà tiên tri Daniel giải thích giấc mơ này là biểu tượng của hiện tại và tương lai. Dante sử dụng tư liệu này, coi đó là biểu tượng của lịch sử nhân loại thay đổi theo thời gian, đi qua các thời đại: vàng, bạc, đồng, sắt. Hiện tại ông già này đứng trụ trên chân phải làm bằng đất, nghĩa là đang suy thoái. Ông già quay lưng lại với Dammiata: một thành phố của Ai Cập, tượng trưng cho phương Đông, nơi con người sinh ra; còn Nhìn về Rôma như một tấm gương: thể hiện sự vinh quang trong quá khứ và, theo Dante, có thể tác động đến sự cứu rỗi linh hồn và hạnh phúc của nhân loại.
113. Nước mắt ứa ra: do tội lỗi của loài người (có bản cho là nước mắt vua Creta) đã tạo nên những dòng sông Âm phủ: Acheronte, Stige, Flegetonta. Thực ra đây là đều một dòng sông qua các đoạn với những tên gọi khác nhau (xem khúc III, 78).
119. Đầm Cocito (Cocytus): đầm đóng băng ở trung tâm Âm phủ.
136. Sông Lete: xem khúc III, 78.
Tầng Địa ngục thứ bảy, ngục thứ ba – Mưa lửa, những kẻ báng bổ thánh thần
Cảm thấy xúc động vì tình đồng hương
Tôi nhặt những chiếc lá rơi tản mát
Trả lại cho cây giờ đã lặng im.
4 Rồi xuyên qua rừng, chúng tôi đi tới
Điểm phân chia vòng ngục hai với ba
Thấy một cảnh tượng vô cùng kinh hãi.
7 Để trình bày lại những việc lạ này
Xin nói rõ là có một trảng cát
Không một cây nào sống nổi nơi đây.
10 Khu rừng đau thương bao quanh trảng ấy
Và bao quanh một cái hố đau buồn
Sát ngay bên rìa, chúng tôi dừng lại.
13 Khoảng trống là một bãi cát khô cằn
Giống như ngày xưa Catông từng vượt
Bãi cát này, cát bỏng dưới bàn chân.
16 Khủng khiếp thay, sự báo thù của Chúa
Với những ai khi đọc những dòng này
Những gì nhìn thấy mắt tôi lúc đó.
19 Tôi thấy từng lũ âm hồn trần truồng
Nhưng có vẻ cực hình thì lại khác
Tất cả đều khóc lóc cực thảm thương.
22 Có những người nằm dài trên mặt đất
Những kẻ khác phải ngồi lại thu mình
Và phải đi lại liên hồi – số khác.
25 Đông nhất là bọn đi thành vòng tròn
Những kẻ nằm trong đớn đau có ít
Nhưng mồm không ngừng những tiếng kêu than.
28 Theo một nhịp chậm trên khắp trảng cát
Mưa lửa rơi, những bông lửa to đùng
Như ngày lặng gió trên rừng hoa tuyết.
31 Như khi nhìn thấy rơi xuống quân mình
Những ngọn lửa tới đất còn bốc cháy
Alếchxanđrô ở Ấn Độ hành quân.
34 Thế là ông ra lệnh cho quân sĩ
Tách riêng chúng ra cho dễ giập hơn
Rồi giập xuống đất, tắt từng đốm lửa.
37 Cơn bão lửa trút xuống từ trên cao
Giống như bùi nhùi khi đà bén lửa
Cát cũng thiêu, nhân lên nỗi đớn đau.
40 Và không bao giờ dừng trò khiêu vũ
Của những bàn tay khốn khổ vẫy vùng
Gạt ra khỏi thân truồng từng đốm lửa.
43 Tôi hỏi thầy: “Sức mạnh ấy là ai
Mà thắng tất cả, ngoại trừ quỉ sứ
Đã cản trở ta ở chốn cổng ngoài.
46 Kia là ai, cái hình thù to lớn
Chẳng quan tâm đến lửa cháy, chỉ nằm
Đến mưa cũng không thể nào ngăn cản”.
49 Cái người đó hiểu rằng tôi ngạc nhiên
Đã kêu lên: “Ta sống sao chết vậy! –
Khi mà tôi đang hỏi thầy của mình –
52 Dù người thợ rèn bị Giôvê làm khốn
Và nổi cơn điên, lưỡi tầm sét đã cầm
Đâm vào ta trong cái ngày cuối tận.
55 Thần còn làm khổ người khác, dù cho –
Trong lò rèn Mônggibenlô đen đúa
Đã gọi: –Vuncanô hãy giúp ta, giúp ta!
58 Hoặc như ở trận Phờlêgờra tàn khốc
Dốc toàn bộ sức lực giáng vào ta
Nhưng mà cũng chẳng trả thù gì được”.
61 Lúc bấy giờ mới lên tiếng thầy tôi
Lời mạnh mẽ, tôi chưa từng nghe thấy:
“Ôi, Capanêô, thói kiêu ngạo của ngươi
64 Không giảm bớt mà còn thêm phạt nặng
Không hình phạt nào ngoài sự điên cuồng
Lại xứng với tính của ngươi hung hãn”.
67 Rồi quay lại tôi với vẻ dịu dàng
“Đây là một vị vua trong bảy vị
Đã vây thành Têbê, và phỏng chừng
70 Vẫn coi khinh và vẫn đánh giá thấp
Vị thần kia nhưng ta đã nói rồi
Thói khinh mạn chỉ là đồ trang sức.
73 Bây giờ hãy theo sát ta, và luôn
Không đặt chân vào cát đang bốc lửa
Hãy đi nép sát về phía mé rừng”.
76 Giữ im lặng và chúng tôi đi tới
Một con suối nhỏ từ rừng chảy ra
Nước màu đỏ, tôi vô cùng sợ hãi.
79 Như suối chảy từ hồ Bulicamê
Để chia nước cho những người lầm lỗi
Con suối này chảy xuống bãi cát kia.
82 Cả lòng suối và hai bờ lát đá
Cũng lát đá cả ở hai bên lề
Tôi hiểu rằng cần đi theo suối đó.
85 “Trong những điều ta đã nói từ đầu
Kể từ khi ta vượt qua ngưỡng cửa
Lối vào trong không cấm một người nào.
88 Không gì trong những điều con thấy đó
Lại đáng chú ý hơn con suối này
Nó làm cho lửa dịu đi cùng nó”.
91 Thầy nói vậy, và tôi cầu xin thầy
Ban cho tôi bài giảng nhiều hơn nữa
Những gì gợi lên ham muốn trong tôi.
94 “Ngoài khơi này xưa có vùng đất cổ
Người ta gọi là đảo Cơrêta
Ông vua hiền và dân lương thiện cả.
97 Có một quả núi tên là Iđa
Xưa kia từng có rừng cây xanh tốt
Nhưng bây giờ chỉ còn lại hoang vu.
100 Xưa Rêa chọn làm nơi trú ẩn
Cho đứa con trai yêu quí của mình
Khi nó khóc, phát ra nhiều tiếng động.
103 Đứng trong lòng núi là một ông già
Cao lớn, với Đammiata quay lưng lại
Như một tấm gương nhìn về Rôma.
106 Cái đầu được tạo bằng vàng nguyên chất
Hai cánh tay và ngực cũng bạc ròng
Và đến hết thân – bằng đồng tốt nhất.
109 Phần dưới, tất cả đều bằng sắt tây
Nhưng chân phải lại được làm bằng đất
Và ông già đứng trụ trên chân này.
112 Trừ phần bằng vàng, các phần còn lại
Đều có vết nứt, nước mắt ứa ra
Rồi đọng lại và xuyên qua hang núi.
115 Từ thung lũng này dòng nước chảy ra
Thành Akêrôngtê, Xtigiê, Phờlêgiêtông rồi chảy
Xuống thấp hơn nữa, theo những dòng khe.
118 Xuống tới điểm người ta không thể xuống
Tạo thành đầm Côxitô; nó ra sao
Con sẽ thấy, nên ta không nói đến”.
121 Tôi hỏi thầy: “Nếu như con suối này
Dòng nước chảy đến từ nơi dương thế
Sao chỉ hiện ra ở bờ bên này?”
124 “Con hiểu Địa ngục là hình tròn vậy
Mặc dầu con đã làm một hành trình
Nhưng luôn theo mé và đi xuống đáy.
127 Con vẫn chưa đi quanh hết một vòng
Do vậy, nếu có điều gì mới lạ
Thì cũng không có gì đáng ngạc nhiên”.
130 “Thế Phờlêgiêtông, Lêtê ở đâu – tôi hỏi –
Sông, thầy bảo do nước mắt tuôn đầy
Còn một sông kia thầy không hề nói”.
133 “Con hỏi vậy có lý – thầy trả lời –
Nhưng sự sục sôi của dòng nước đỏ
Thì một trong hai có giải đáp rồi.
136 Con sẽ thấy sông Lêtê, nhưng ngoài vực
Mọi âm hồn đến rửa ráy ở đây
Sau khi tất cả lỗi lầm đã chuộc”.
139 Rồi thầy nói: “Phải rời khu rừng này
Con hãy nhìn và theo ta cho đúng
Bờ không cháy là đường đi được đây.
142 Trên những bờ ấy lửa đà tắt ngấm”.
Chú thích:
KHÚC XIV
14. Catone d’ Utica (Cato of Utica) xưa đã dẫn quân vượt qua sa mạc Libi.
31 – 36. Ở đây Dante nhắc đến một truyền thuyết về Alexander Đại đế.
52. Giove (Jupiter): vị thần lớn nhất trong các thần La Mã được thờ ở đền Capitole; Người thợ rèn: tức Vulcano, chuyên rèn lưỡi tầm sét cho Giove.
56. Mongibello: tiếng địa phương gọi núi lửa Etna. Đây được xem là nơi Vulcano thiết lập lò rèn.
58. Flegra (Phlegra): thung lũng ở Tessaglia, nơi diễn ra trận đánh nổi tiếng giữa những thần khổng lồ và Giove. Các thần khổng lồ định vượt lên đỉnh Olimpo để trèo lên trời.
63. Capaneo (Capaneus): một trong bảy vị vua của Hy Lạp đã giúp vua Polinice chống lại người anh là Eteole.
79. Bulicame: hồ nước có dòng suối nước nóng chảy ra, ở gần Viterbo, nơi đây có lệ cho phép gái điếm được tắm tự do.
96. Vua Saturno: vị vua thứ nhất của đảo Creta, thời ông vua này cai trị được gọi là thế kỷ vàng.
97. Ida: đỉnh núi cao nhất ở Creta luôn có tuyết bao phủ.
100. Rea (Rhea): vợ của vua Saturno, mẹ của Giove. Do có lời tiên tri đoán rằng vua Saturno sẽ bị chính con trai cướp ngôi nên ông đã ăn sống những đứa con của mình ngay từ khi vừa mới lọt lòng. Nhưng đứa cuối cùng được thần Dớt giúp đỡ: Rea sinh Giove trong một hang núi rồi sai bọn người hầu đem đi nuôi giấu trên đỉnh núi Ida. Mỗi khi đứa bé khóc thì bọn người hầu hò hét, múa gươm làm cho chó sủa để át đi tiếng khóc.
103 – 111. Ông già cao lớn: hình tượng này lấy từ giấc mơ của Nabucodonosor trong Kinh Thánh, nhà tiên tri Daniel giải thích giấc mơ này là biểu tượng của hiện tại và tương lai. Dante sử dụng tư liệu này, coi đó là biểu tượng của lịch sử nhân loại thay đổi theo thời gian, đi qua các thời đại: vàng, bạc, đồng, sắt. Hiện tại ông già này đứng trụ trên chân phải làm bằng đất, nghĩa là đang suy thoái. Ông già quay lưng lại với Dammiata: một thành phố của Ai Cập, tượng trưng cho phương Đông, nơi con người sinh ra; còn Nhìn về Rôma như một tấm gương: thể hiện sự vinh quang trong quá khứ và, theo Dante, có thể tác động đến sự cứu rỗi linh hồn và hạnh phúc của nhân loại.
113. Nước mắt ứa ra: do tội lỗi của loài người (có bản cho là nước mắt vua Creta) đã tạo nên những dòng sông Âm phủ: Acheronte, Stige, Flegetonta. Thực ra đây là đều một dòng sông qua các đoạn với những tên gọi khác nhau (xem khúc III, 78).
119. Đầm Cocito (Cocytus): đầm đóng băng ở trung tâm Âm phủ.
136. Sông Lete: xem khúc III, 78.
KHÚC XV
Tầng Địa ngục thứ bảy, ngục thứ ba – Bờrunéttô Latinô
Và chúng tôi đi trên bờ đá ấy
Có hơi nước từ dưới suối bốc lên
Bảo vệ bờ suối khỏi làn lửa cháy.
4 Giống như người Phiamminghi đắp đê
Giữa Guýtxăngtê và Brútgia phòng hộ
Để ngăn thuỷ triều của biển cả kia.
7 Như dân Pađôan đã từng che chắn
Thành phố, pháo đài dọc sông Bờrenta
Khi ập vào Carentana cơn nóng.
10 Cũng theo cách ấy, bờ suối ở đây
Dù Thợ không xây quá cao và rộng
Không biết được rằng Thợ ấy là ai.
13 Khi chúng tôi đã xa khu rừng rậm
Đến nỗi không hề nhìn thấy khu rừng
Thì con mắt vẫn ngoái nhìn phí uổng.
16 Và chúng tôi gặp một toán âm hồn
Một toán âm hồn dọc theo bờ suối
Tất cả bọn họ đều ngước mắt nhìn.
19 Như khi hai người dưới trăng gặp gỡ
Họ nheo mắt, chằm chặp nhìn chúng tôi
Như bác thợ may xâu kim chăm chú.
22 Một người có vẻ quen biết nhìn tôi
Và sau đó nhận ra tôi, thích thú
Nắm vạt áo tôi và kêu: “Ôi trời!”
25 Sau khi bàn tay người này buông xuống
Tôi nhìn chằm chằm bộ mặt cháy đen
Gương mặt đen nhưng rõ ràng, sống động.
28 Trí nhớ của tôi đã kịp nhận ra
Và tôi giơ tay về khuôn mặt đó
“Ngài đấy ư? Ngài Bờrunéttô?”
31 “Con trai của ta, chớ phiền – ông đáp –
Latinô quay lại chút với con
Rồi ta sẽ cùng đoàn này đi tiếp”.
34 Tôi trả lời: “Tôi rất lấy làm vui
Nếu Ngài muốn, tôi sẽ ngồi xuống cạnh
Khi người hướng dẫn đồng ý với tôi”.
37 “Trong đoàn này nếu kẻ nào dừng lại
Dù một giây, thì sau đó trăm năm
Cực hình lửa thiêu là không tránh khỏi.
40 Con cứ đi tiếp và bên cạnh ta
Rồi ta sẽ nhập vào đoàn trở lại
Lầm lỗi muôn năm cùng họ khóc về”.
43 Tôi không dám rẽ qua con đường khác
Để đi cạnh ông và hơi cúi đầu
Như đi bên một con người đáng phục.
46 Ông bảo tôi: “Chẳng biết con nhờ ai
Mà tới được đây trước ngày cuối tận
Vị dẫn đường cho con đó là ai?”
49 “Trên trần thế, trong cuộc sống thanh bình
Con bị lạc đường ở trong thung lũng
Trước khi chín muồi năm tháng của con.
52 Ngày hôm qua, khi quay lưng buổi sáng
Thì con gặp nhau với người ở đây
Đường con về nhà người này sẽ dẫn”.
55 “Cứ đi theo sao chiếu mệnh của con
Rồi bến bờ vinh quanh con sẽ đến
Vì ta tin tưởng cuộc đời huy hoàng.
58 Và giá như ta đã không chết sớm
Để thấy trời đã phù hộ cho con
Thì mọi việc ta giúp con nhiều lắm.
61 Nhưng cái dân ác độc, bội bạc này
Xưa kia từ Phiêxôlê tràn xuống
Và núi rừng vẫn chiếm giữ đến nay.
64 Họ là kẻ thù, vì con xử tốt
Vì giữa thanh lương trà chát lẽ nào
Kết trái đơm hoa nổi cây sung ngọt.
67 Một nhân vật xưa gọi họ là mù
Là keo kiệt, kiêu căng và đố kỵ
Những tật xấu này con tránh bị dơ.
70 Số mệnh còn dành cho con vinh dự
Phe này, phe kia đều muốn có con
Nhưng cái mỏ còn quá xa ngọn cỏ.
73 Cứ mặc bọn súc sinh Phiêxôlê
Cấu xé nhau mà cây không đụng đến
Nếu trong chuồng phân của chúng còn cây.
76 Hạt giống thiêng ở đó rồi sống lại
Sống lại ngay trong cái ổ gian manh
Khi những người La Mã còn trụ lại”.
79 “Giá lời cầu khẩn của tôi đã thành
Thì cuộc đời của Ngài còn chưa hết
Và Ngài hãy còn sống ở trần gian.
82 Khắc trong tâm khảm và tôi xúc động
Hình ảnh của người cha chú thân thương
Đã dạy dỗ tôi, khi Ngài còn sống.
85 Như người sắp đi vào cõi vĩnh hằng
Tôi biết nghĩa vụ trong đời ngắn ngủi
Đánh dấu ngôn từ với cõi trần gian.
88 Lời Ngài ghi nhớ và tôi chờ gặp
Tôi sẽ đem chất chính một Phu nhân
Nàng biết rõ, nếu như tôi được gặp.
91 Tuy nhiên tôi xin bày tỏ với Ngài
Để cho lương tâm hoàn toàn thanh thản
Tôi bằng lòng với số phận của tôi.
94 Những tiên đoán tôi không còn lạ lẫm
Cứ để Thần số mệnh vặn bánh xe
Tuỳ thích, như người nông dân với xẻng”.
97 Khi đó thầy tôi vặn người ngó qua
Bờ vai phải rồi thầy tôi cất tiếng
“Ai chăm chú nghe thì sẽ hiểu ra”.
100 Tuy thế, Ngài Bờrunéttô không im lặng
Tôi hỏi ông trong số những bạn đường
Ở chốn này ai là người quan trọng.
103 “Cũng tốt, nếu biết vài người, tuy vậy
Với số khác thì im lặng là hơn
Thời giờ quá ít để kể nhiều tên tuổi.
106 Họ đều tăng lữ, và nên biết rằng
Họ nổi tiếng là những nhà bác học
Vì một tội danh ô uế trên trần.
109 Pờrítxian trong đoàn khốn khổ
Cùng Phờrăngsétxcô D’Accorờxô
Nếu con muốn biết loài sâu mọt đó.
112 Có cả vị “tôi tớ của bầy tôi”
Từ Ácnô đến Báckilionê được chuyển
Tại đây ông ta sinh lực hết rồi.
115 Ta muốn nữa, nhưng không thể đi tiếp
Không thể nói hơn vì thấy đằng xa
Một làn khói mới bốc lên mù mịt.
118 Ta không muốn bị lạc vào trong đoàn
Âm hồn mới, ta gửi con “Kho báu”
Ta còn sống đó, và chẳng gì hơn”.
121 Rồi ông chạy đi và tôi thấy giống
Như chạy thi trên đồng Vêrôna
Hướng về tấm vải xanh, và tưởng tượng
124 Rằng mình thắng cuộc chứ không phải thua.
Chú thích:
KHÚC XV
4 – 9. Dante so sánh bờ sông ở Địa ngục với bờ đê biển do người Fiamminghi đắp giữa Guizzante và Bruggia (Wissand và Bruges, Pháp), và đập nước do người Padoan đắp trên sông Brenta, Ý.
30. Brunetto: Brunetto Latino (1220 – 1295): nhà hoạt động chính trị, nhà thơ, nhà bác học, thành viên của phe Guelfi. Dante coi Brunetto như người thầy của mình.
55. Cứ đi theo sao chiếu mệnh của con: Brunetto và Dante chia sẻ lòng tin thời trung cổ rằng những ngôi sao có ảnh hưởng đến số phận, tính cách của con người cũng như sự vật.
61. Cái dân ác độc, bội bạc này: tức cư dân thành phố Fiernze. Theo truyền thuyết thì cư dân Firenze gồm người Fiesole và người La Mã di cư. Theo Dante đây là một nguyên nhân gây sự chia rẽ.
65 – 66. Hai loại cây này trong nguyên bản: lazzi sorbi (crabbed sorbs): thanh lương trà chát, dolce fico (sweet fig): sung ngọt.
71. Phe này, phe kia: tức phe Đen và phe Trắng.
73. Bọn súc sinh Phiêxôlê: tức cư dân Firenze, đa số là con cháu người Fiesole (xem câu 61).
89. Một Phu nhân: ngầm chỉ Beatrice.
109. Priscian: một nhà ngữ pháp Latinh nổi tiếng thế kỷ VI.
110. Francesco d’Accorso (1225 – 1293): một luật sư nổi tiếng, thành viên phe Ghibellini.
112. Có cả vị “tôi tớ của bầy tôi”: một cách nói mỉa mai, đây là Andrea di Mozzi, Giám mục Firenze từ 1287 đến 1295, bị chuyển đến Vicenza và rồi chết ở đó.
113. Arno, Bacchiglione: tên hai con sông chỉ hai địa phương Firenze, Vicenza.
119. Cuốn Kho báu: tức cuốn “Li livres dou Tresor”, tác phẩm chính của Brunetto viết bằng tiếng Pháp trong thời gian ông sống lưu vong ở Pháp.
122. Như chạy thi trên đồng Vêrôna: ở Verona ngày chủ nhật đầu tiên của tuần chay trong năm người ta tổ chức cuộc chạy thi trên cánh đồng, những người chạy thi đều không mặc quần áo. Người thắng cuộc được phần thưởng là một tấm vải xanh, còn người về đích sau cùng được một con gà trống và phải đem con gà trống này đi vào phố. Sự so sánh ở đây có ý rằng Brunetto, cũng như tất cả tội phạm ở Địa ngục đều không mặc quần áo và cần phải chạy nhanh để “nhập vào đoàn” (câu 41).
Tầng Địa ngục thứ bảy, ngục thứ ba – Bờrunéttô Latinô
Và chúng tôi đi trên bờ đá ấy
Có hơi nước từ dưới suối bốc lên
Bảo vệ bờ suối khỏi làn lửa cháy.
4 Giống như người Phiamminghi đắp đê
Giữa Guýtxăngtê và Brútgia phòng hộ
Để ngăn thuỷ triều của biển cả kia.
7 Như dân Pađôan đã từng che chắn
Thành phố, pháo đài dọc sông Bờrenta
Khi ập vào Carentana cơn nóng.
10 Cũng theo cách ấy, bờ suối ở đây
Dù Thợ không xây quá cao và rộng
Không biết được rằng Thợ ấy là ai.
13 Khi chúng tôi đã xa khu rừng rậm
Đến nỗi không hề nhìn thấy khu rừng
Thì con mắt vẫn ngoái nhìn phí uổng.
16 Và chúng tôi gặp một toán âm hồn
Một toán âm hồn dọc theo bờ suối
Tất cả bọn họ đều ngước mắt nhìn.
19 Như khi hai người dưới trăng gặp gỡ
Họ nheo mắt, chằm chặp nhìn chúng tôi
Như bác thợ may xâu kim chăm chú.
22 Một người có vẻ quen biết nhìn tôi
Và sau đó nhận ra tôi, thích thú
Nắm vạt áo tôi và kêu: “Ôi trời!”
25 Sau khi bàn tay người này buông xuống
Tôi nhìn chằm chằm bộ mặt cháy đen
Gương mặt đen nhưng rõ ràng, sống động.
28 Trí nhớ của tôi đã kịp nhận ra
Và tôi giơ tay về khuôn mặt đó
“Ngài đấy ư? Ngài Bờrunéttô?”
31 “Con trai của ta, chớ phiền – ông đáp –
Latinô quay lại chút với con
Rồi ta sẽ cùng đoàn này đi tiếp”.
34 Tôi trả lời: “Tôi rất lấy làm vui
Nếu Ngài muốn, tôi sẽ ngồi xuống cạnh
Khi người hướng dẫn đồng ý với tôi”.
37 “Trong đoàn này nếu kẻ nào dừng lại
Dù một giây, thì sau đó trăm năm
Cực hình lửa thiêu là không tránh khỏi.
40 Con cứ đi tiếp và bên cạnh ta
Rồi ta sẽ nhập vào đoàn trở lại
Lầm lỗi muôn năm cùng họ khóc về”.
43 Tôi không dám rẽ qua con đường khác
Để đi cạnh ông và hơi cúi đầu
Như đi bên một con người đáng phục.
46 Ông bảo tôi: “Chẳng biết con nhờ ai
Mà tới được đây trước ngày cuối tận
Vị dẫn đường cho con đó là ai?”
49 “Trên trần thế, trong cuộc sống thanh bình
Con bị lạc đường ở trong thung lũng
Trước khi chín muồi năm tháng của con.
52 Ngày hôm qua, khi quay lưng buổi sáng
Thì con gặp nhau với người ở đây
Đường con về nhà người này sẽ dẫn”.
55 “Cứ đi theo sao chiếu mệnh của con
Rồi bến bờ vinh quanh con sẽ đến
Vì ta tin tưởng cuộc đời huy hoàng.
58 Và giá như ta đã không chết sớm
Để thấy trời đã phù hộ cho con
Thì mọi việc ta giúp con nhiều lắm.
61 Nhưng cái dân ác độc, bội bạc này
Xưa kia từ Phiêxôlê tràn xuống
Và núi rừng vẫn chiếm giữ đến nay.
64 Họ là kẻ thù, vì con xử tốt
Vì giữa thanh lương trà chát lẽ nào
Kết trái đơm hoa nổi cây sung ngọt.
67 Một nhân vật xưa gọi họ là mù
Là keo kiệt, kiêu căng và đố kỵ
Những tật xấu này con tránh bị dơ.
70 Số mệnh còn dành cho con vinh dự
Phe này, phe kia đều muốn có con
Nhưng cái mỏ còn quá xa ngọn cỏ.
73 Cứ mặc bọn súc sinh Phiêxôlê
Cấu xé nhau mà cây không đụng đến
Nếu trong chuồng phân của chúng còn cây.
76 Hạt giống thiêng ở đó rồi sống lại
Sống lại ngay trong cái ổ gian manh
Khi những người La Mã còn trụ lại”.
79 “Giá lời cầu khẩn của tôi đã thành
Thì cuộc đời của Ngài còn chưa hết
Và Ngài hãy còn sống ở trần gian.
82 Khắc trong tâm khảm và tôi xúc động
Hình ảnh của người cha chú thân thương
Đã dạy dỗ tôi, khi Ngài còn sống.
85 Như người sắp đi vào cõi vĩnh hằng
Tôi biết nghĩa vụ trong đời ngắn ngủi
Đánh dấu ngôn từ với cõi trần gian.
88 Lời Ngài ghi nhớ và tôi chờ gặp
Tôi sẽ đem chất chính một Phu nhân
Nàng biết rõ, nếu như tôi được gặp.
91 Tuy nhiên tôi xin bày tỏ với Ngài
Để cho lương tâm hoàn toàn thanh thản
Tôi bằng lòng với số phận của tôi.
94 Những tiên đoán tôi không còn lạ lẫm
Cứ để Thần số mệnh vặn bánh xe
Tuỳ thích, như người nông dân với xẻng”.
97 Khi đó thầy tôi vặn người ngó qua
Bờ vai phải rồi thầy tôi cất tiếng
“Ai chăm chú nghe thì sẽ hiểu ra”.
100 Tuy thế, Ngài Bờrunéttô không im lặng
Tôi hỏi ông trong số những bạn đường
Ở chốn này ai là người quan trọng.
103 “Cũng tốt, nếu biết vài người, tuy vậy
Với số khác thì im lặng là hơn
Thời giờ quá ít để kể nhiều tên tuổi.
106 Họ đều tăng lữ, và nên biết rằng
Họ nổi tiếng là những nhà bác học
Vì một tội danh ô uế trên trần.
109 Pờrítxian trong đoàn khốn khổ
Cùng Phờrăngsétxcô D’Accorờxô
Nếu con muốn biết loài sâu mọt đó.
112 Có cả vị “tôi tớ của bầy tôi”
Từ Ácnô đến Báckilionê được chuyển
Tại đây ông ta sinh lực hết rồi.
115 Ta muốn nữa, nhưng không thể đi tiếp
Không thể nói hơn vì thấy đằng xa
Một làn khói mới bốc lên mù mịt.
118 Ta không muốn bị lạc vào trong đoàn
Âm hồn mới, ta gửi con “Kho báu”
Ta còn sống đó, và chẳng gì hơn”.
121 Rồi ông chạy đi và tôi thấy giống
Như chạy thi trên đồng Vêrôna
Hướng về tấm vải xanh, và tưởng tượng
124 Rằng mình thắng cuộc chứ không phải thua.
Chú thích:
KHÚC XV
4 – 9. Dante so sánh bờ sông ở Địa ngục với bờ đê biển do người Fiamminghi đắp giữa Guizzante và Bruggia (Wissand và Bruges, Pháp), và đập nước do người Padoan đắp trên sông Brenta, Ý.
30. Brunetto: Brunetto Latino (1220 – 1295): nhà hoạt động chính trị, nhà thơ, nhà bác học, thành viên của phe Guelfi. Dante coi Brunetto như người thầy của mình.
55. Cứ đi theo sao chiếu mệnh của con: Brunetto và Dante chia sẻ lòng tin thời trung cổ rằng những ngôi sao có ảnh hưởng đến số phận, tính cách của con người cũng như sự vật.
61. Cái dân ác độc, bội bạc này: tức cư dân thành phố Fiernze. Theo truyền thuyết thì cư dân Firenze gồm người Fiesole và người La Mã di cư. Theo Dante đây là một nguyên nhân gây sự chia rẽ.
65 – 66. Hai loại cây này trong nguyên bản: lazzi sorbi (crabbed sorbs): thanh lương trà chát, dolce fico (sweet fig): sung ngọt.
71. Phe này, phe kia: tức phe Đen và phe Trắng.
73. Bọn súc sinh Phiêxôlê: tức cư dân Firenze, đa số là con cháu người Fiesole (xem câu 61).
89. Một Phu nhân: ngầm chỉ Beatrice.
109. Priscian: một nhà ngữ pháp Latinh nổi tiếng thế kỷ VI.
110. Francesco d’Accorso (1225 – 1293): một luật sư nổi tiếng, thành viên phe Ghibellini.
112. Có cả vị “tôi tớ của bầy tôi”: một cách nói mỉa mai, đây là Andrea di Mozzi, Giám mục Firenze từ 1287 đến 1295, bị chuyển đến Vicenza và rồi chết ở đó.
113. Arno, Bacchiglione: tên hai con sông chỉ hai địa phương Firenze, Vicenza.
119. Cuốn Kho báu: tức cuốn “Li livres dou Tresor”, tác phẩm chính của Brunetto viết bằng tiếng Pháp trong thời gian ông sống lưu vong ở Pháp.
122. Như chạy thi trên đồng Vêrôna: ở Verona ngày chủ nhật đầu tiên của tuần chay trong năm người ta tổ chức cuộc chạy thi trên cánh đồng, những người chạy thi đều không mặc quần áo. Người thắng cuộc được phần thưởng là một tấm vải xanh, còn người về đích sau cùng được một con gà trống và phải đem con gà trống này đi vào phố. Sự so sánh ở đây có ý rằng Brunetto, cũng như tất cả tội phạm ở Địa ngục đều không mặc quần áo và cần phải chạy nhanh để “nhập vào đoàn” (câu 41).
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét