Jane Austen
(16/12/1775 - 18/7/1817)Jane Austen (16 tháng 12 năm 1775 – 18 tháng 7 năm 1817) là một nhà văn nữ người Anh, tác giả của những tác phẩm nổi tiếng như Lý trí và tình cảm (Sense and Sensibility), Kiêu hãnh và định kiến (Pride and Prejudice), Mansfield Park, Emma... Những bình phẩm về các vấn đề xã hội cùng văn phong tuyệt kỹ trong nghệ thuật dẫn chuyện và xây dựng những tình huống oái ăm đã đem tên tuổi của Austen vào trong số những nhà văn có nhiều ảnh hưởng nhất và được trọng vọng nhất trên văn đàn nước Anh. Những tác phẩm của bà lấy bối cảnh trong Thời kỳ Nhiếp chính (Regnecy Era) – từ năm 1795 đến 1830, nổi bật với những đặc thù trong chính trị, văn hóa và trang phục. Trong suốt cuộc đời mình, Janes Auten không bao giờ kết hôn. Nhưng những câu chuyện tình yêu lãng mạn phần nào được nhà văn khai thác từ chính cuộc tình của mình với Tom Lefroy.
Để thấu hiểu ý nghĩa văn học của Jane Austen, nên nhìn qua bối cảnh chung. Vào thời của tác giả, phụ nữ không có mấy cơ may thăng tiến trong xã hội Anh: những nghề chuyên môn, các đại học, giới chính trị, quân ngũ... đều khép kín đối với phụ nữ. Nhiều cô ít được đến trường, mà chủ yếu được cha mẹ hoặc gia sư dạy học ở nhà (tác giả cũng thế). Một số ít ngành nghề phụ nữ có thể tham gia (như nhận chân dạy học cho trẻ em và sống cùng gia chủ) thì không được coi trọng. Phụ nữ con nhà "gia giáo" chỉ có thể mong được vị thế xã hội tốt qua việc hưởng thừa kế hoặc qua hôn nhân. Nhưng việc thừa kế toàn bộ bất động sản lại dành cho nam giới theo thứ tự liên hệ gia tộc; phụ nữ thường chỉ nhận thừa kế những đồ dùng trong nhà, cùng lắm là một khoản tiền nho nhỏ.
Chỉ còn con đường duy nhất để đảm bảo tương lai cho người con gái: lấy chồng giầu! Do vậy mà phát sinh mối ưu tư lớn lao của những bà mẹ có con gái, đến nỗi các bà mẹ trong truyện của Jane Austen không giáo huấn cho con gái nhiều về tình yêu và hôn nhân, với chủ kiến con gái chỉ cần đẹp để lấy chồng giầu! Mặt khác, các chàng trai con nhà giầu cũng chịu áp lực gia đình là nên lấy vợ có gia thế tương xứng. Những bối cảnh này đã tạo nên tiền đề cho tác giả châm biếm và cảm thông.
Con gái chưa chồng còn phải chịu nhiều hạn chế do phong tục thời ấy: muốn cưỡi ngựa phải có gia nhân cưỡi ngựa đi theo (lại thêm chi phí!), khi đi xa nếu không có bậc trưởng thượng thì phải có người bảo mẫu có tư cách tốt để kèm cặp, không được viết thư cho chàng trai nào khi chưa hẹn ước... Và đã là con gái nhà gia giáo thì chỉ học văn chương, nghệ thuật, nữ công... trong khi chờ hôn nhân!
Cuộc sống trong giới trung lưu (thường là địa chủ) còn phiền toái ở chỗ, vì không phải làm lụng nhiều, các gia đình trung lưu thường tổ chức họp mặt, dạ vũ, dã ngoại... rồi chuyện phiếm với nhau, từ đấy hay bàn tán cợt đùa về chuyện riêng tư lẫn nhau. Hậu quả là các cô gái chưa chồng phải chịu thêm sức ép của dư luận vốn rất bảo thủ trong xã hội chủ yếu còn sống về nông nghiệp. Có lẽ vì thế mà Jane Austen lúc còn sống không muốn đề tên mình trên các tác phẩm, vì với cách châm biếm thói đời, cô khó có thể được yên ổn với xã hội chung quanh nếu tung tích bị tiết lộ!
Cũng là con nhà trung lưu gia giáo, Jane Austen hẳn phải thấm thía với thân phận của phụ nữ như thế, nên đã dựng nên những mẫu người mà các nhà phê bình văn học gọi là "nữ anh hùng" (heroine). Đấy là những cô gái trẻ thuộc gia đình có vật chất kém, nhưng lại cứng cỏi hoặc ương ngạnh, không màng đến các anh trai trẻ giầu sang hoặc bất chấp những lễ nghi và thành kiến. Họ muốn biểu hiệu là chính mình: tự chủ - ngay cả kiêu hãnh - chứ không phải lo tìm kiếm hôn nhân giầu sang cho bằng được, dù bà mẹ có gây sức ép hoặc có phiền hà! Có người trở nên phóng khoáng, sống cho tình cảm của mình chứ không muốn gượng ép theo "đất lề quê thói". Trong tình yêu, các cô được hướng dẫn bảo ban rất ít, mà phải tự khám phá, rồi tự hành xử mà giải quyết vấn đề của riêng mình.
Điều tốt đẹp sau cùng của những "nữ anh hùng" này là họ cũng vấp ngã, nhưng cũng biết nhìn nhận lầm lỗi của mình và tha thứ cho lầm lỗi của người khác.
Tuy được một số nhà phê bình văn học đương thời tán thưởng, tác giả chỉ được công chúng chú ý chút ít khi còn sống. Khoảng ba thập kỷ sau khi tác giả qua đời, công luận thế giới bắt đầu có những nhận xét nghiêm túc và nồng nhiệt hơn, và từ bấy giờ đến nay Jane Austen đều được đánh giá như là một trong những tác giả tiểu thuyết đặc sắc nhất của nền văn học Anh. Nhiều câu lạc bộ của những người yêu thích Jane Austen đã được thành lập ở Argentina, Úc, Nhật, Mỹ... và dĩ nhiên là ở Anh.
Jane Austen được xem là nhà văn đã mang đến cho nền tiểu thuyết tính cách hiện đại độc đáo qua văn phong hài hước để phê phán thói hư tật xấu trong đời thường. Các nhà phê bình văn học ca ngợi tiểu thuyết của tác giả về giá trị đạo đức lẫn tính chất giải trí; họ cũng yêu mến việc tả chân cá tính con người và đánh giá cao tính hiện thực giản đơn. Những phong cách này đem đến cho người đọc một thay đổi sảng khoái so với cách viết cường điệu lãng mạn đang thịnh hành thời bấy giờ. Trong khi nền tiểu thuyết của Anh phát sinh vào đầu thế kỷ 18, các tác phẩm của Jane Austen tạo ra không khí mới mẻ qua việc tả chân những con người trung bình trong những bối cảnh thông thường.
Đặc biệt, Jane Austen đã dựng lên bộ khung khôi hài của giới trung lưu Anh quốc vào thời đại của mình, mở đầu xu hướng cho nền "tiểu thuyết gia đình" khi xói vào cung cách, nhân phẩm, và sự căng thẳng giữa các nhân vật nữ và xã hội mà họ đang sống. Jane Austen đã thoát khỏi mô-típ văn học thời đại cô sống, vốn vẫn đưa ra nhân vật nữ luôn có đức độ, truyện tình luôn thơ mộng, và những sự kiện ngẫu nhiên gây đột biến cho câu chuyện. Đặc điểm này đã khiến tiểu thuyết của tác giả có mối tương quan gần gũi với thế giới đương đại hơn là những truyền thống của thế kỷ 18.
Tóm lại, qua các tác phẩm của Jane Austen, người đọc có thể nhận ra những mẫu người "trần thế", không tuyệt vời mà cũng không tồi tệ, nhưng phức tạp, trong bối cảnh tình yêu và lãng mạn bị chi phối bởi kinh tế và bản chất thật của con người, qua đấy họ thể hiện "tài" và "tật" mà gia đình và xã hội đã góp phần đúc khuôn họ.
Trong cuộc bình chọn dân chúng Anh năm 2005 do đài BBC tổ chức, Jane Austen được chọn là nhà văn nữ người Anh được ưa thích nhất mọi thời đại. Riêng quyển Pride and Prejudice được chọn là tác phẩm của người Anh được ưa thích thứ nhì mọi thời đại (chỉ thua Lord of the Ring – Chúa tể của Chiếc nhẫn – do ảnh hưởng của điện ảnh.)
Để thấu hiểu ý nghĩa văn học của Jane Austen, nên nhìn qua bối cảnh chung. Vào thời của tác giả, phụ nữ không có mấy cơ may thăng tiến trong xã hội Anh: những nghề chuyên môn, các đại học, giới chính trị, quân ngũ... đều khép kín đối với phụ nữ. Nhiều cô ít được đến trường, mà chủ yếu được cha mẹ hoặc gia sư dạy học ở nhà (tác giả cũng thế). Một số ít ngành nghề phụ nữ có thể tham gia (như nhận chân dạy học cho trẻ em và sống cùng gia chủ) thì không được coi trọng. Phụ nữ con nhà "gia giáo" chỉ có thể mong được vị thế xã hội tốt qua việc hưởng thừa kế hoặc qua hôn nhân. Nhưng việc thừa kế toàn bộ bất động sản lại dành cho nam giới theo thứ tự liên hệ gia tộc; phụ nữ thường chỉ nhận thừa kế những đồ dùng trong nhà, cùng lắm là một khoản tiền nho nhỏ.
Chỉ còn con đường duy nhất để đảm bảo tương lai cho người con gái: lấy chồng giầu! Do vậy mà phát sinh mối ưu tư lớn lao của những bà mẹ có con gái, đến nỗi các bà mẹ trong truyện của Jane Austen không giáo huấn cho con gái nhiều về tình yêu và hôn nhân, với chủ kiến con gái chỉ cần đẹp để lấy chồng giầu! Mặt khác, các chàng trai con nhà giầu cũng chịu áp lực gia đình là nên lấy vợ có gia thế tương xứng. Những bối cảnh này đã tạo nên tiền đề cho tác giả châm biếm và cảm thông.
Con gái chưa chồng còn phải chịu nhiều hạn chế do phong tục thời ấy: muốn cưỡi ngựa phải có gia nhân cưỡi ngựa đi theo (lại thêm chi phí!), khi đi xa nếu không có bậc trưởng thượng thì phải có người bảo mẫu có tư cách tốt để kèm cặp, không được viết thư cho chàng trai nào khi chưa hẹn ước... Và đã là con gái nhà gia giáo thì chỉ học văn chương, nghệ thuật, nữ công... trong khi chờ hôn nhân!
Cuộc sống trong giới trung lưu (thường là địa chủ) còn phiền toái ở chỗ, vì không phải làm lụng nhiều, các gia đình trung lưu thường tổ chức họp mặt, dạ vũ, dã ngoại... rồi chuyện phiếm với nhau, từ đấy hay bàn tán cợt đùa về chuyện riêng tư lẫn nhau. Hậu quả là các cô gái chưa chồng phải chịu thêm sức ép của dư luận vốn rất bảo thủ trong xã hội chủ yếu còn sống về nông nghiệp. Có lẽ vì thế mà Jane Austen lúc còn sống không muốn đề tên mình trên các tác phẩm, vì với cách châm biếm thói đời, cô khó có thể được yên ổn với xã hội chung quanh nếu tung tích bị tiết lộ!
Cũng là con nhà trung lưu gia giáo, Jane Austen hẳn phải thấm thía với thân phận của phụ nữ như thế, nên đã dựng nên những mẫu người mà các nhà phê bình văn học gọi là "nữ anh hùng" (heroine). Đấy là những cô gái trẻ thuộc gia đình có vật chất kém, nhưng lại cứng cỏi hoặc ương ngạnh, không màng đến các anh trai trẻ giầu sang hoặc bất chấp những lễ nghi và thành kiến. Họ muốn biểu hiệu là chính mình: tự chủ - ngay cả kiêu hãnh - chứ không phải lo tìm kiếm hôn nhân giầu sang cho bằng được, dù bà mẹ có gây sức ép hoặc có phiền hà! Có người trở nên phóng khoáng, sống cho tình cảm của mình chứ không muốn gượng ép theo "đất lề quê thói". Trong tình yêu, các cô được hướng dẫn bảo ban rất ít, mà phải tự khám phá, rồi tự hành xử mà giải quyết vấn đề của riêng mình.
Điều tốt đẹp sau cùng của những "nữ anh hùng" này là họ cũng vấp ngã, nhưng cũng biết nhìn nhận lầm lỗi của mình và tha thứ cho lầm lỗi của người khác.
Tuy được một số nhà phê bình văn học đương thời tán thưởng, tác giả chỉ được công chúng chú ý chút ít khi còn sống. Khoảng ba thập kỷ sau khi tác giả qua đời, công luận thế giới bắt đầu có những nhận xét nghiêm túc và nồng nhiệt hơn, và từ bấy giờ đến nay Jane Austen đều được đánh giá như là một trong những tác giả tiểu thuyết đặc sắc nhất của nền văn học Anh. Nhiều câu lạc bộ của những người yêu thích Jane Austen đã được thành lập ở Argentina, Úc, Nhật, Mỹ... và dĩ nhiên là ở Anh.
Jane Austen được xem là nhà văn đã mang đến cho nền tiểu thuyết tính cách hiện đại độc đáo qua văn phong hài hước để phê phán thói hư tật xấu trong đời thường. Các nhà phê bình văn học ca ngợi tiểu thuyết của tác giả về giá trị đạo đức lẫn tính chất giải trí; họ cũng yêu mến việc tả chân cá tính con người và đánh giá cao tính hiện thực giản đơn. Những phong cách này đem đến cho người đọc một thay đổi sảng khoái so với cách viết cường điệu lãng mạn đang thịnh hành thời bấy giờ. Trong khi nền tiểu thuyết của Anh phát sinh vào đầu thế kỷ 18, các tác phẩm của Jane Austen tạo ra không khí mới mẻ qua việc tả chân những con người trung bình trong những bối cảnh thông thường.
Đặc biệt, Jane Austen đã dựng lên bộ khung khôi hài của giới trung lưu Anh quốc vào thời đại của mình, mở đầu xu hướng cho nền "tiểu thuyết gia đình" khi xói vào cung cách, nhân phẩm, và sự căng thẳng giữa các nhân vật nữ và xã hội mà họ đang sống. Jane Austen đã thoát khỏi mô-típ văn học thời đại cô sống, vốn vẫn đưa ra nhân vật nữ luôn có đức độ, truyện tình luôn thơ mộng, và những sự kiện ngẫu nhiên gây đột biến cho câu chuyện. Đặc điểm này đã khiến tiểu thuyết của tác giả có mối tương quan gần gũi với thế giới đương đại hơn là những truyền thống của thế kỷ 18.
Tóm lại, qua các tác phẩm của Jane Austen, người đọc có thể nhận ra những mẫu người "trần thế", không tuyệt vời mà cũng không tồi tệ, nhưng phức tạp, trong bối cảnh tình yêu và lãng mạn bị chi phối bởi kinh tế và bản chất thật của con người, qua đấy họ thể hiện "tài" và "tật" mà gia đình và xã hội đã góp phần đúc khuôn họ.
Trong cuộc bình chọn dân chúng Anh năm 2005 do đài BBC tổ chức, Jane Austen được chọn là nhà văn nữ người Anh được ưa thích nhất mọi thời đại. Riêng quyển Pride and Prejudice được chọn là tác phẩm của người Anh được ưa thích thứ nhì mọi thời đại (chỉ thua Lord of the Ring – Chúa tể của Chiếc nhẫn – do ảnh hưởng của điện ảnh.)
Danh ngôn của Jane Austen
Không gì giả dối hơn tỏ vẻ nhún nhường. Thường thì nó chỉ là sự cẩu thả trong quan điểm, và đôi khi là khoe khoang gián tiếp.
Nothing is more deceitful than the appearance of humility. It is often only carelessness of opinion, and sometimes an indirect boast.
Sự ích kỷ luôn cần được tha thứ, bởi không có hy vọng về thuốc chữa.
Selfishness must always be forgiven you know, because there is no hope of a cure.
Thu nhập cao là công thức tốt nhất cho hạnh phúc mà tôi từng biết.
A large income is the best recipe for happiness I ever heard of.
Tôi càng hiểu biết thế giới, tôi càng tin là tôi sẽ không bao giờ gặp người đàn ông mình có thể thật sự yêu thương.
The more I know of the world, the more I am convinced that I shall never see a man whom I can really love.
Sự tưởng tượng của phụ nữ diễn ra rất nhanh chóng; nó nhảy từ thán phục sang tình yêu, rồi từ tình yêu sang hôn nhân chỉ trong khoảng khắc.
A lady's imagination is very rapid; it jumps from admiration to love, from love to matrimony in a moment.
Có những người mà bạn càng làm nhiều điều cho họ, họ càng làm ít cho chính mình.
There are people, who the more you do for them, the less they will do for themselves.
Làm điều đúng không bao giờ là sớm quá.
What is right to be done cannot be done too soon.
Kinh doanh, bạn biết đấy, có thể mang cho bạn tiền bạc, nhưng tình bạn thì hiếm khi nào.
Business, you know, may bring you money, but friendship hardly ever does.
Tình bạn luôn luôn là dầu xoa dịu tốt nhất cho nỗi đau vì thất vọng trong tình yêu.
Friendship is certainly the finest balm for the pangs of disappointed love.
Hạnh phúc trong hôn nhân hoàn toàn là vấn đề may rủi.
Happiness in marriage is entirely a matter of chance.
Chắc chắn trên thế gian này không có đủ đàn ông giàu có cho phụ nữ đẹp sánh đôi.
There are certainly not so many men of large fortune in the world, as there are pretty women to deserve them.
Kiêu căng và kiêu hãnh là hai chuyện khác nhau, dù những từ này thường được sử dụng như đồng nghĩa. Một người có thể tự hào về bản thân mà không tự cao tự đại. Kiêu hãnh thể hiện nhiều hơn cách nhìn của chúng ta về bản thân; kiêu căng, cách chúng ta muốn người khác nghĩ về mình.
Vanity and pride are different things, though the words are often used synonymously. A person may be proud without being vain. Pride relates more to our opinion of ourselves; vanity, to what we would have others think of us.
Một nửa thế giới không thể hiểu hạnh phúc của người khác.
One half of the world cannot understand the pleasures of the other.
Ngồi dưới bóng râm trong một ngày đẹp trời và ngắm nhìn cây cỏ xanh tươi là sự nghỉ ngơi hoàn hảo nhất.
To sit in the shade on a fine day and look upon verdure is the most perfect refreshment.
Không gì quyến rũ bằng sự dịu dàng của trái tim.
There is no charm equal to tenderness of heart.
Chúng ta đều có thể tìm được người dẫn đường tốt hơn bất cứ ai trong bản thân mình, nếu chúng ta chịu nghe theo nó.
We have all a better guide in ourselves, if we would attend to it, than any other person can be.
Thật đáng tiếc cho những người không được sớm nếm trải thiên nhiên trong cuộc đời.
They are much to be pitied who have not been given a taste for nature early in life.
Phong cách của một người không thể chi phối phong cách của người khác.
One man's style must not be the rule of another's.
Cách thức của một người có thể cũng tốt như người khác, nhưng tất cả chúng ta đều thích cách của chính mình nhất.
One man's ways may be as good as another's, but we all like our own best.
Đàn ông luôn luôn không thể hiểu nổi tại sao phụ nữ lại có thể từ chối lời cầu hôn.
It is always incomprehensible to a man that a woman should ever refuse an offer of marriage.
"Kiêu hãnh và định kiến" riêng cái tên chủ đề đã dường như nói lên toàn bộ những diễn biến cũng như những hướng phát triển trong tính cách nhân vật của câu chuyện.
Những nhân vật trong truyện được lựa chọn dựa từ những tầng lớp khác nhau trong xã hội, một người con gái (Elizabeth Bennet) xuất thân từ tầng lớp trung lưu, luôn tự xác định vị trí của mình ở đâu một cách chính xác và lý trí tới mức luôn mang trong mình những định kiến về những con người ở tầng lớp cao hơn. Ẩn trong vẻ đẹp khá bình thường của một cô gái vùng nông thôn nước Anh là ánh mắt ngời sáng, luôn toát lên vẻ thông minh và cái nhìn kiêu hãnh. Số phận là vậy đưa đẩy cô gặp gỡ một người đàn ông (Fitzwilliam Darcy) đi ra từ tầng lớp thượng lưu trong xã hội. Một con người với một sự sản lớn và là "niềm mơ ước của những cô gái đến tuổi cập kê", một con người lạnh lùng, đưa cái nhìn tới con người một cách ngờ vực. Con người đó mang một định kiến sâu sắc về những con người tầng lớp kém hơn mình, thỉnh thoảng ta cũng có thể bắt gặp một cái cười mỉa mai đầy ẩn ý trong câu chuyện. Anh ta kiêu hãnh về vị trí và tầng lớp cũng như học thức của mình.
Từng lời nói và cử chỉ của hai nhân vật chính như nhấn thêm tô đậm hơn tiêu đề của câu chuyện. Diễn biến câu chuyện nhẹ nhàng như một lời kể, nhưng cũng có những điểm nhấn cao trào khi hai nhân vật chính "so găng", rất lịch sự trong từng lời nói, nhưng lại mang những ý nghĩa hết sức sâu xa...
Để rồi những con người tưởng như trái ngược như vậy đã dần dần xích lại gần nhau, họ yêu nhau không phải bởi vẻ bên ngoài, họ yêu nhau từ chính bản thân ánh sáng toả ra từ nội tâm. Anh yêu nàng bởi sự chân thật, bản lĩnh, ánh nhìn thông minh... Nàng yêu anh bởi tình cảm nồng ấm cháy nhiệt thành bên trong vẻ ngoài tưởng như giá lạnh. Cuộc sống lạnh lẽo ấm lại một cách từ từ, nhẹ nhàng chứ không rừng rực như những tiểu thuyết tình yêu thời hiện đại.
Pride and Prejudice (Kiêu hãnh và định kiến) có lẽ là truyện được yêu thích nhất trong số các tác phẩm của Jane Austen. Mặc dù họ để tâm tìm hiểu lẫn nhau, tác giả đã đảo ngược ý niệm thông thường về "thuở ban đầu": tính kiêu hãnh về giai cấp và tài sản của mình cùng định kiến về vị thế thấp kém của gia đình Elizabeth khiến Darcy lúc đầu muốn tránh xa cô, trong khi cô Elizabeth cũng kiêu hãnh vì lòng tự trọng của mình và có định kiến về cung cách trưởng giả của Darcy, trở nên một người con gái không giống như những người con gái khác chung quanh Darcy. Elizabeth, với cá tính nhạy bén, dí dỏm và cứng cỏi, được xem là một trong những nhân vật lôi cuốn nhất trong nền văn học Anh.
Cuộc sống này nếu thiếu những lần thấu hiểu lại chính mình như vậy phải chăng là đã để hụt đi một phần quan trọng trong chúng ta? Ai mà biết được trong đời thực có những cuộc tình như thế hay không nhưng trong cuộc sống vẫn còn những trái tim đầy "kiêu hãnh" và "định kiến" như thế...
( sưu tầm)
"Rồi hai con người tưởng như trái ngược đã dần dần xích lại gần nhau, họ yêu nhau không phải bởi vẻ bên ngoài, họ yêu nhau từ chính ánh sáng toả ra trong nội tâm. Anh yêu nàng bởi sự chân thật, bản lĩnh, ánh nhìn thông minh. Nàng yêu anh bởi tình cảm nồng ấm, nhiệt thành bên trong vẻ ngoài tưởng như giá lạnh. Cuộc sống lạnh lẽo ấm lại một cách từ từ, nhẹ nhàng chứ không như những tiểu thuyết tình yêu thời hiện đại.
Kiêu hãnh và định kiến là tác phẩm viết về tình yêu mà tôi tâm đắc nhất. Bản tính của tình yêu là tự do, không phù hợp với tính nhẫn nhục, phục tùng với sự ghen tức hay sợ hãi. Ở đâu con người sống bình đẳng, chân thật và đầy lòng tin thì ở đó tình yêu càng trong sạch, hoàn thiện và rộng lớn. Tôi tin chắc rằng: trong cuộc sống của chúng ta vẫn luôn còn những trái tim đầy "kiêu hãnh" và "định kiến" như thế." - sưu tầm
Sưu tầm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét