-Tố tụng hành chính
Bài soạn
Vụ án hành chính là vụ án phát sinh khi cá nhân, cơ quan, tổ chức khởi kiện yêu cầu Tòa án xem xét tính hợp pháp của quyết định hành chính, hành vi hành chính và được Tòa án có thẩm quyền thụ lý giải quyết theo thủ tục Tố tụng hành chính.
Đặc điểm của vụ án hành chính:
1/ Đối tượng tranh chấp trực tiếp trong vụ án hành chính là tính hợp pháp của quyết định hành chính, hành vi hành chính.
2/ Người bị kiện trong vụ án hành chính luôn là Cơ quan nhà nước hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước, chủ yếu là cơ quan hành chính nhà nước; Người khởi kiện luôn là cá nhân, tổ chức bị tác động bởi quyết định hành chính, hành vi hành chính
Ví dụ:
Anh A là sinh viên tại chức ở Cần Thơ, dựng ô tô ngoài lề đường bị Chánh thanh tra sở Giao Thông vận tải ra quyết định xử phạt 200.000 đồng. Không đồng ý với quyết định xử phạt trên anh A khiếu nại, sau khi khiếu nại Chánh thanh tra Sở GTVT giữ nguyên QĐ khiếu nại. Không đồng ý anh A khởi kiện ra Tòa án nhân dân TP. Cần Thơ, Tòa án sơ thẩm bác yêu cầu khởi kiện giữ nguyên QĐ xử phạt. Không đồng ý anh A kháng cáo lên Tòa phúc thẩm TAND Tối cao TP.HCM. Tòa phúc thẩm TAND tối cao TP.HCM đã sửa bản án sơ thẩm, hủy quyết định xử phạt hành chính.
Ta thấy đối tượng tranh chấp trên là Quyết định xử lý Vi phạm hành chính.
Người bị kiện là Chánh thanh tra Sơ giao thông vận tải- là người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước.
Người khởi kiện là anh A- là cá nhân bị tác động bởi quyết định xử phạt hành chính.
v Tòa án chỉ coi tình hợp pháp vì:
Trên thực tế một Quyết định hành chính được ban hành đúng trình tự thủ tục nhưng không hợp lý thì sẽ không thi hành được. Tòa án chỉ xem xét tính hợp pháp có nghĩa là tòa án chỉ xem xét là có ban hành đúng thẩm quyềnvề hình thức và nội dung, đúng trình tự và thủ tục do pháp luật quy định, có được ban hành dựa trên cơ sở pháp lý là các văn bản của các cơ quan quyền lực nhà nước và cơ quan hành chính nhà nước cấp trên, các tài liệu chứng cứ các bên cung cấp được chứ không xem xét tính hợp lý.
Tòa án chỉ xem xét tính hợp pháp có nghĩa là Tòa án chỉ tuyên quyết định hành chính đó là đúng hay sai, tuyên giữ nguyên hoặc hủy bỏ chứ mà không can thiệp vào nội dung của Quyết định hành chính, không sửa đổi, ban hành … Bởi vì đây là hoạt động quản lý nhà nước và xuất phát từ nguyên tắc phân công phối hợp giữa các cơ quan quyền lực nhà nước; Tòa án chức năng là xét xử nên chỉ xem xét tính hợp pháp, chỉ cơ quan quản lý nhà nước mới có thẩm quyền ban hành, sửa đổi các quyết định do mình đặt ra. Tòa án can thiệp vào sẽ lấn sân sang thẩm quyền của các cơ quan nhà nước khác. Vì vậy Tòa án chỉ xem xét tính hợp pháp của QĐHC .
Ví dụ: A và B tranh chấp 300m2 đất, UBND Quận 4 đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho A, B không đồng ý với Quyết định cấp giấy chứng nhân quyền sử dụng đất mà UBND Quận đã cấp cho A vì trong 300m2 đất đó có 100m2 đất của B. Sau khi khiếu nại không được giải quyết, B kiện ra tòa. Tòa án chỉ có quyền tuyên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của UBND Quận cấp cho ai là trái pháp luật, tuyên hủy hoặc giữ nguyên Quyết định hành chính chứ Tòa án không can thiệp vào nội dung của Quyết định hành chính.
Câu 2: Nguyên tắc Thẩm phán và Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật.
Cơ sở pháp lý: Đìêu 130 Hiến pháp 1992 : “Khi xét xử, Thẩm phán và hội thẩm độc lập và chỉ tuân theo pháp luật”.
Điều 5 Luật tổ chức TAND
Điều 14 Luật tố tụng hành chính quy định: “ Khi xét xử vụ án hành chính, Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân độc lập và chỉ tuân theo pháp luật.
Nghiêm cấm mọi hành vi can thiệp, cản trở Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân thực hiện nhiệm vụ”
Nội dung của nguyên tắc này thể hiện tính ưu việc khi xét xử vụ án hành chính tại phiên tòa so với vụ án hành chính được giải quyết tại cơ quan hành chính bằng con đường hành chính.
Thứ nhất, Thẩm phán và Hội thẩm xét xử độc lập:
Độc lập ở đây có thể hiểu gồm:
+ Độc lập với các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác.
Có quy định này bởi vì Thẩm phán và HTND là thành viên của Hội đồng xét xử, những người này đưa ra những phán quyết có tính chất bắt buộc thi hành đối với các bên có liên quan.
Độc lập có nghĩa là không có cá nhân hoặc tổ chức nào có thể ép buộc, gây ảnh hưởng đối với Thẩm phán và HTND để họ xét xử trái pháp luật;
Thẩm phán và Hội thẩm không lệ thuộc ý kiến của Chánh án hoặc TAND cấp trên; mặc dù có thể trao đổi ý kiến để tham khảo; không lệ thuộc vào ý kiến của VKS nhân dân.
Không bị chi phối bởi bất kỳ ý kiến tác động của các cơ quan nhà nước liên quan.
Độc lập với các tài liệu, chứng cứ các bên cung cấp
+ Độc lập giữa các thành viên của Hội đồng xét xử: Các Thẩm phán và HTND không bị phụ thuộc lẫn nhau, nhất là giữa Hội thẩm và Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân sẽ không bị chi phối bởi quan điểm của Thẩm phán. Bởi vì khi nghị án, Thẩm phán và HTND mỗi người 1 lá phiếu và quyết theo đa số, ý kiến thiểu số được bảo lưu.
Thứ 2, Thẩm phán và Hội thẩm tuân theo pháp luật khi xét xử: có nghĩa là khi xét xử phải căn cứ trên các quy định của pháp luật hiện hành trong việc đưa ra các phán quyết của mình. Thẩm phán phải quyết định việc giải quyết vụ án trên cơ sở hiểu biết pháp luật, trách nhiệm và lương tâm nghề nghiệp, và nhất là niềm tin nội tâm khi đánh giá chứng cứ và áp dụng pháp luật. Chỉ có pháp luật mới là căn cứ để Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân quyết định và bảo đảm để Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân độc lập. Độc lập và tuân theo pháp luật có mối quan hệ hữu cơ. Độc lập phải tuân theo pháp luật đế tránh tùy tiện, trên cơ sở pháp luật mới độc lập được vì trên cơ sở pháp luật thì không bị chi phối bởi ý kiến các cá nhân, cơ quan, tổ chức khác.
Tính độc lập của Thẩm phán và Hội thẩm là biểu hiện tính độc lập của Tòa án, quyền tư pháp.
Đây là 1 trong những nguyên tắc quan trọng nhất thể hiện tính dân chủ và tiến bộ của tư pháp hành chính, góp phần bảo đảm họat động giải quyết vụ án hành chính khách quan, đúng pháp luật. Đảm bảo tính tôn nghiêm của các bản án, quyết định của Tòa án.
à Để đảm bảo nguyên tắc ngày được thực hiện trên thực tế thì cần thường xuyên bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho Hội thẩm nhân dân, có chế độ đãi ngộ thỏa đáng. Hệ thống pháp luật hòan chình, không mâu thuẫn, chồng chéo. Đội ngũ Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân phải có trình độ chuyên môn cao, có trách nhiệm và lương tâm nghề nghiệp.
Câu 3: Phân tích các đặc điểm của Quyết định hành chính là đối tượng khởi kiện vụ án hành chính. Vì sao quyết định hành chính là đối tượng khởi kiện vụ án hành chính phải là quyết định cá biệt?
* Quyết định hành chính: là văn bản do cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ chức khác hoặc người có thẩm quyền trong các cơ quan, tổ chức đó ban hành, quyết định về một vấn đề cụ thể trong hoạt động quản lý hành chính được áp dụng một lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể. (Khoản 1 Điều 3)
Như vậy, để có thể là loại việc thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án, quyết định hành chính phải thỏa mãn các đặc điểm sau đây:
- Thứ nhất, về hình thức, quyết định hành chính phải thể hiện bằng văn bản
Quyết định hành chính được hiểu là kết quả của sự thể hiện ý chí quyền lực đơn phương của các chủ thể quản lý hành chính nhà nước, được thể hiện dưới những hình thức nhất định tác động đến các đối tượng nhất định trong quá trình hành pháp.
Vì thế, quyết định hành chính được ban hành có thể thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như quyết định bằng miệng, bằng tín hiệm, ám lệnh, văn bản…Nhưng chỉ có những quyết định hành chính được ban hành dưới hình thức văn bản mới là đối tượng xét xử của Toà án. Đây là hình thức thể hiện có nhiều ưu thế về tính chính xác và tính ổn định cao so với các hình thức khác.
- Thứ hai, quyết định đó phải là quyết định hành chính cá biệt
Căn cứ vào tính chất pháp lý, quyết định hành chính gồm 3 loại: Quyết định chủ đạo, quyết định quy phạm và quyết định cá biệt, trong đó, chỉ có quyết định hành chính cá biệt mới là đối tượng xét xử của Toà án.
Quyết định cá biệt hay còn gọi là quyết định áp dụng quy phạm pháp luật là quyết định được ban hành trên cơ sở các quyết định chủ đạo và quy phạm của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, có những trường hợp được ban hành trên cơ sở quyết định cá biệt của cơ quan cấp trên.
Quyết định chủ đạo và quyết định quy phạm chứa đựng những quy tắc xử sự chung, tác động đến đối tượng rộng lớn. Quyết định cá biệt là những quyết định chỉ áp dụng một lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể để giải quyết các trường hợp các biệt, cụ thể và có hiệu lực đối với các đối tượng cụ thể trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Vì thế quyết định cá biệt trực tiếp xâm hại đến lợi ích của cá nhân, tổ chức.
Tài phán hành chính có mục đích là bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức trước sự xâm hại của các quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước. Các quyết định chủ đạo và quyết định quy phạm thường không đụng chạm trực tiếp đến các quyền lợi của người dân. Bên cạnh đó, các cơ quan quản lý nhà nước ban hành quyết định chủ đạo và quyết định quy phạm nhằm giải quyết những vấn đề chung theo yêu cầu quản lý Nhà nước và vì lợi ích chung của cộng đồng. Nếu cho phép khiếu kiện cả văn bản pháp quy sẽ dẫn đến nguy cơ làm ảnh hưởng đến hoạt động quản lý. Do đó, theo quy định của pháp luật , chỉ quyết định cá biệt mới thuộc thẩm quyền xét xử của Toà án.
Ví dụ: Ngày 4/3/2009, doanh nghiệp tư nhân Tam Đảo bị Đội Quản lý thị trường 6B bắt giữ lô hàng không xuất đủ hóa đơn chứng từ đủ hóa đơn chứng từ nên bị Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận 6 xử phạt 70 triệu đồng theo Thông tư liên tịch số 12/2007/TTLT-BCT-BTC-BCA ), trong vòng 24 giờ sau khi kiểm tra hàng hóa, doanh nghiệp không xuất trình được giấy tờ chứng minh nguồn gốc hàng hóa, nên số hàng trên bị coi là hàng lậu.
Giám đốc doanh nghiệp không đồng ý cho rằng những quy định trong TT 12/2007 là không hợp lý nên ngày 13/8/2009 đã nộp đơn ra Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh kiện Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng, yêu cầu Tòa án hủy Thông tư 12/2007.
Ngày 19/8, Tòa án nhân dân TP HCM đã ra thông báo bác đơn kiện của doanh nghiệp này với lý do yêu cầu trên không thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án.
Thứ ba, trước đây, theo quy định của PLTTGQCVAHC năm 1996, sửa đổi, bổ sung năm 1998, 2006, quyết định hành chính là đối tượng xét xử của Toà án phải là quyết định hành chính lần đầu.
Quyết định hành chính lần đầu là quyết định hành chính được cơ quan nhà nước ban hành hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước ban hành lần đầu trong khi giải quyết, xử lý những việc cụ thể thuộc thẩm quyền của mình.
Việc quy định quyết định hành chính lần đầu nhằm phân biệt với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu và quyết định giải quyết khiếu nại lần hai theo quy định của Luật khiếu nại, tố cáo. Chỉ các quyết định hành chính lần đầu mới thuộc thẩm quyền xét xử hành chính của Toà án.
Ví dụ: ….
Hiện nay, chưa có văn bản hướng dẫn về đặc điểm này, trên thực tế có trường hợp quyết định giải quyết khiếu nại chứa đứng nội dung giải quyết vụ việc và cá nhân, tổ chức không đồng ý với nội dung này, thì có khởi kiện được hay không?
Thứ tư, quyết định hành chính không thuộc phạm vi bí mật nhà nước trong các lĩnh vực quốc phòng, an ninh, ngoại giao theo danh mục do Chính phủ quy định và các quyết định hành chính mang tính nội bộ của cơ quan, tổ chức.
- Để đảm bảo bí mật nhà nước trong lĩnh vực phòng, an ninh, ngoại giao, các quyết định hành chính liên quan đến bí mật nhà nước trong những lĩnh vực này sẽ không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án. Chính phủ sẽ quy định danh mục các quyết định hành chính này.
- Nhằm điều hành hoạt động trong các cơ quan nhà nước, các chủ thể quản lý nhà nước ban hành các quyết định mang tính chất nội bộ. Các quyết định hành chính này có đặc điểm là đối tượng bị áp dụng và chủ thể ra quyết định có mối quan hệ về mặt công tác, được dùng nhằm duy trì hoạt động nội bộ trong bộ máy nhà nước. Để đảm bảo hiệu quả hoạt động của các cơ quan nhà nước, các quyết định hành chính này không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án. Ví dụ: quyết định điều động, luân chuyển cán bộ, công chức, quyết định chuyển công tác, quyết định bổ nhiệm cán bộ, công chức…
Thứ năm, quyết định hành chính phải là quyết định trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước
Quyết định hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án có thể do cơ quan hành chính nhà nước (Chính phủ, Bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân các cấp, cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân các cấp ban hành) hoặc các cơ quan nhà nước khác không phải là cơ quan hành chính nhà nước (Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Bảo hiểm xã hội…), nhưng phải là quyết định trong hoạt động quản lý hành chính, tức là quyết định trong hoạt động chấp hành – điều hành.
à Lưu ý: Tên gọi của quyết định hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.
Trước đây, theo quy định của PLTTGQCVAHC, quyết định hành chính là quyết định bằng văn bản của cơ quan hành chính nhà nước, người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước được áp dụng 1 lần đối với 1 hoặc 1 số đối tượng cụ thể…Với quy định này đã dẫn đến sự tranh luận không thống nhất về tên gọi của quyết định hành chính. Chỉ có những quyết định nào mang được ban hành dưới hình thức là “quyết định” mới là đối tượng khởi kiện hành chính, những văn bản có nội dung là quyết định nhưng ban hành dưới hình thức khác (thông báo, công văn…) thì không là đối tượng khởi kiện. Hiện nay, theo quy định của Luật tố tụng hành chính về quyết định hành chính đã giải quyết vấn đề trên: Quyết định hành chính “là văn bản…”. Như vậy, không phân biệt tên gọi, nếu 1 văn bản thỏa mãn những đặc điểm trên đều có thể là quyết định hành chính thuộc đối tượng khởi kiện hành chính.
Câu 4: Phân tích quyết định kỷ luật buộc thôi việc là đối tượng khởi kiện của vụ án hành chính. Nhận xét của anh (chị) về quy định này của Luật tố tụng hành chính?
Quyết định kỷ luật buộc thôi việc là văn bản thể hiện dưới hình thức quyết định của người đứng đầu cơ quan, tổ chức để áp dụng hình thức kỷ luật buộc thôi việc đối với công chức thuộc quyền quản lý của mình.
Quyết định kỷ luật buộc thôi việc thực chất là quyết định hành chính mang tính chất nội bộ của cơ quan, tổ chức áp dụng đối với công chức thuộc quyền quản lý của cơ quan, tổ chức mình. Tuy nhiên do tính chất đặc biệt của quyết định này: là hình thức kỷ luật cao nhất cao đối với công chức và ảnh hưởng đến quyền có việc làm – quyền được Hiến pháp bảo vệ - của công dân nên quyết định này là loại việc thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án. Để có thể là đối tượng khởi kiện hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc có những đặc điểm sau đây:
Thứ nhất, về hình thức của quyết định: phải bằng văn bản.
Thứ hai, tên gọi của quyết định kỷ luật buộc thôi việc thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án: phải là quyết định.
Theo quy định của pháp luật cán bộ, công chức, khi kỷ luật buộc thôi việc, phải thể hiện dưới hình thức là quyết định của người đứng đầu cơ quan, tổ chức.
Thứ ba, người bị kỷ luật: công chức giữ chức vụ từ Tổng cục trưởng và tương đương trở xuống.
+ Người bị kỷ luật phải là công chức.
Công chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội (sau đây gọi chung là đơn vị sự nghiệp công lập), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật (Khoản 2 Điều 4). Ngoài ra, Nghị định số 06/2010/NĐ-CP ngày 25 tháng 01 năm 2010 quy định những người là công chức. Theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Nghị định 06/2010/NĐ-CP về những người là công chức, công chức có thể là những người làm việc trong cơ quan Đảng, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Quốc hội, Kiểm toán Nhà nước, Bộ, cơ quan ngang bộ, các tổ chức khác do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập, cơ quan hành chính nhà nước cấp tỉnh, huyện… Khi những người này bị kỷ luật buộc thôi việc, có thể khởi kiện ra Tòa án theo thủ tục tố tụng hành chính.
Trước đây, theo quy định của PLTTGQCVAHC và PL cán bộ, công chức năm 2002, cán bộ và viên chức đều thuộc phạm vi điều chỉnh của PL cán bộ, công chức. Khi bị kỷ luật dưới hình thức buộc thôi việc, cán bộ, công chức, viên chức có thể khởi kiện ra Tòa án. Hiện nay, theo quy định của Luật Cán bộ, công chức năm 2010, có 4 hình thức kỷ luật đối với cán bộ: khiển trách, cảnh cáo, cách chức, bãi nhiệm, không áp dụng hình thức kỷ luật buộc thôi việc đối với cán bộ. Tuy nhiên, theo quy định của Luật Viên chức năm 2011, có 4 hình thức kỷ luật đối với viên chức: khiển trách, cảnh cáo, cách chức, buộc thôi việc (Khoản 1 Điều 52).
àNhư vậy, nếu viên chức bị kỷ luật buộc thôi việc, sẽ không thể khởi kiện ra Tòa án theo thủ tục tố tụng hành chính. Ví dụ: Giảng viên trường Đại học Luật bị kỷ luật buộc thôi việc, giáo viên trường THPT bị hiệu trưởng ra quyết định kỷ luật buộc thôi việc…
+ Đối với công chức giữ chức vụ: Công chức bị kỷ luật buộc thôi việc phải giữ chức vụ từ Tổng cục trưởng và tương đương trở xuống.
Theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Nghị định 06/2010/NĐ-CP, công chức có thể giữ các chức vụ trong các cơ quan khác nhau từ trung ương đến địa phương như Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước, Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Phó Tổng kiểm toán Nhà nước, Thứ trưởng, Tổng cục trưởng, Cục trưởng, Vụ trưởng, Giám đốc Sở.
..Những công chức trên đều có thể bị kỷ luật với hình thức buộc thôi việc, tuy nhiên chỉ có công chức giữ chức vụ từ Tổng cục trưởng và tương đương trở xuống khi bị kỷ luật buộc thôi việc mới có thể khởi kiện ra Tòa án theo thủ tục tố tụng hành chính. Như vậy, nếu thứ trưởng bị kỷ luật buộc thôi việc sẽ không thể khởi kiện theo thủ tục tố tụng hành chính. Hiện nay, chưa có văn bản hướng dẫn những chức danh tương đương với Tổng cục Trưởng.
Theo quy định của Nghị định 178/2007/NĐ-CP ngày 3/12/2007 của Chính phủ, các tổ chức của Bộ gồm có: Vụ, Văn Phòng, Thanh tra, Cục, Tổng cục và tương đương, cơ quan địa diện của Bộ ở địa phương và ở nước ngoài (Khoản 1 Điều 15). Trong đó, Cục, Tổng cục và tương đương, và cơ quan đại diện không nhất thiết phải có. Như vậy, tương đương tổng cục trưởng có thể là các chức danh: Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, Cục trưởng, Vụ trưởng.
Tổng cục và tổ chức tương đương thuộc Bộ gồm: Vụ, Văn phòng, Thanh tra, tổ chức nhà nước trực thuộc. Có những Bộ trong cơ cấu tổ chức không có Tổng cục chỉ có Cục (Bộ Ngoại giao, Bộ Nội vụ - Cục văn thư và Lưu trữ, Bộ Công thương…)cũng có những Bộ Tổng Cục. Ở những Bộ trong cơ cấu tổ chức có Tổng Cục và Cục (Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn- Tổng cục lâm nghiệp, Tổng Cục Thủy Sản, Tổng Cục Thủy Lợi; Cục Thú y, Cục Chăn Nuôi, Cục Bảo vệ thực vật; Bộ Kế hoạch và Đầu tư – Tổng cục thống kê; Bộ Tài chính – Tổng cục thuế, Tổng Cục Hải quan…).
Thứ tư, hình thức kỷ luật: buộc thôi việc
Theo quy định của pháp luật cán bộ công chức, có 6 hình thức kỷ luật hành chính đối với cán bộ, công chức trong quá trình thi hành công vụ: cảnh cáo, khiển trách, hạ bậc lương, giáng chức, cách chức và buộc thôi việc. Chỉ khi quyết định kỷ luật với hình thức buộc thôi việc mới là đối tượng khiếu kiện hành chính. Đối với các hình thức kỷ luật khác như cảnh cáo, khiển trách, hạ bậc lương, giáng chức, cách chức, công chức chỉ có quyền khiếu nại mà không được quyền khởi kiện ra Toà án đối với các quyết định kỷ luật trên.
à Kết luận:
Với quy định này công chức được kiện là rất ít vì chỉ công chức bị kỷ luật buộc thôi việc mới kiện được. Trong số các loại hình thức kỷ luật mà Luật Cán bộ, công chức (Luật CBCC) quy định thì hình thức kỷ luật buộc thôi việc là chế tài nặng nề nhất, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống, sự nghiệp của người bị kỷ luật, do đó cần được quyền khởi kiện đến Tòa án nếu cho rằng việc kỷ luật đó là trái pháp luật. Theo quy định của Luật CBCC, việc buộc một người thôi việc không chỉ duy nhất bằng hình thức kỷ luật do có hành vi vi phạm kỷ luật mà còn có nhiều căn cứ khác nữa. Chẳng hạn như tại khoản 3 Điều 58 của Luật CBCC thì "Công chức 02 năm liên tiếp không hoàn thành nhiệm vụ thì cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền giải quyết buộc thôi việc". Hoặc là, tại khoản 1 Điều 59 Luật CBCC còn quy định: công chức thôi việc "do sắp xếp tổ chức". Trên thực tế còn xảy ra nhiều hình thức buộc thôi việc khác nữa.
Như vậy, quyết định kỷ luật cho thôi việc chỉ là một dạng của hình thức buộc thôi việc. Quyết định buộc thôi việc dù ở trong trường hợp nào cũng có ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống, sự nghiệp của người phải thôi việc. Do đó, nếu họ cho rằng việc cơ quan, tổ chức buộc họ thôi việc là trái pháp luật thì đều phải được quyền khởi kiện đến Tòa án.
Luật CBCC hiện nay chỉ điều chỉnh đối tượng là "cán bộ, công chức" còn đối tượng là "viên chức" sẽ được điều chỉnh bởi Luật Viên chức quy định như Luật TTHC thì viên chức bị buộc thôi việc trái pháp luật họ sẽ khởi kiện theo thủ tục tố tụng nào (vì đối tượng này không thuộc sự điều chỉnh của Bộ luật Lao động nên không thể giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự)? Rõ ràng là đã có sự bỏ lọt chủ thể cần được pháp luật bảo vệ.
Từ những lý do nêu trên, khoản 3 Điều 25 Dự thảo Luật TTHC nên sửa lại là: "Khiếu kiện quyết định buộc thôi việc công chức, viên chức...".
Câu 5: Trình bày thẩm quyền giải quyết khiếu kiện hành chính của TAND cấp tỉnh theo thủ tục sơ thẩm. Nhận xét của anh chị về quy định này của Luật TTHC?
(Điều 30)
a) Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Quốc hội, Kiểm toán nhà nước, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và quyết định hành chính, hành vi hành chính của người có thẩm quyền trong cơ quan đó mà người khởi kiện có nơi cư trú, nơi làm việc hoặc trụ sở trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Toà án; trường hợp người khởi kiện không có nơi cư trú, nơi làm việc hoặc trụ sở trên lãnh thổ Việt Nam thì thẩm quyền giải quyết thuộc Toà án nơi cơ quan, người có thẩm quyền ra quyết định hành chính, có hành vi hành chính;
- Đây là những quan nhà nước ở trung ương. Theo quy định của Luật Tổ chức Tòa án, Tòa án nhân dân tối cao không có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm, vì thế, các quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan nhà nước hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước ở trung ương sẽ thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp tỉnh.
- Để tạo điều kiện thuận lợi cho người khởi kiện khi kiện các quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan nhà nước ở trung ương, Tòa án có thẩm quyền giải quyết là Tòa án nhân cấp tỉnh nơi người khởi kiện cư trú hoặc làm việc nếu người khởi kiện là cá nhân, hoặc nơi người khởi kiện có trụ sở (nếu người khởi kiện là tổ chức)
+ Cơ quan ngang Bộ:
· Thanh tra Chính phủ
· Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
· Ủy ban dân tộc
· Văn phòng Chính phủ
+ Cơ quan thuộc Chính phủ
· Ban Quản lý lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh
· Bảo hiểm xã hội Việt Nam
· Thông tấn xã Việt Nam
· Đài tiếng nói Việt Nam
· Đài truyền hình Việt Nam
· Học viện Chính trị - hành chính quốc gia HCM
· Viện khoa học và Công nghệ Việt Nam
· Viện khoa học xã hội Viện Nam
+ Văn phòng Chủ tịch nước
+ Văn phòng Quốc hội
Ví dụ: Công ty TNHH B có trụ sở tại tỉnh Ninh Bình làm hồ sơ đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư (trụ sở tại Thủ đô Hà Nội) cấp giấy phép đầu tư dự án có vốn đầu tư 700 tỷ đồng nhưng không được phê duyệt đã khởi kiện ra Tòa án nhân dân tỉnh Ninh Bình
b) Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan thuộc một trong các cơ quan nhà nước quy định tại điểm a khoản này và quyết định hành chính, hành vi hành chính của người có thẩm quyền trong các cơ quan đó mà người khởi kiện có nơi cư trú, nơi làm việc hoặc trụ sở trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Toà án; trường hợp người khởi kiện không có nơi cư trú, nơi làm việc hoặc trụ sở trên lãnh thổ Việt Nam thì thẩm quyền giải quyết thuộc Toà án nơi cơ quan, người có thẩm quyền ra quyết định hành chính, có hành vi hành chính;
Đối với những quyết định hành chính, hành vi hành chính của những cơ quan chức năng thuộc các cơ quan nhà nước ở trung ương tại Khoản a và những người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước đó, thẩm quyền giải quyết thuộc về Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi người khởi kiện có cư trú, làm việc hoặc trụ sở.
Theo quy định tại Theo quy định của Nghị định 178/2007/NĐ-CP ngày 3/12/2007 của Chính phủ, các tổ chức của Bộ gồm có: Vụ, Văn Phòng, Thanh tra, Cục, Tổng cục và tương đương, cơ quan địa diện của Bộ ở địa phương và ở nước ngoài (Khoản 1 Điều 15), như vậy, cơ quan chức năng thuộc Bộ gồm: Thanh tra, Cục, Tổng Cục. Tổng cục hải quan.
Ví dụ:
- Chánh Thanh tra Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã ra quyết định xử phạt công ty cổ phần V có trụ sở chính tại quận 1 thành phố Hồ Chí Minh về hành vi phân phối chứng khoán không đúng quy định với mức tiền phạt là 70.000.000 đồng. Không đồng ý, công ty V khởi kiện. Ủy ban Chứng Khoán có trụ sở tại thủ đô Hà Nội. Tòa án có thẩm quyền là Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh.
à Như vậy, các quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan nhà nước hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước ở Trung ương sẽ do Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi người khởi kiện cư trú, làm việc hoặc có trụ sở giải quyết.
Trong trường hợp người khởi kiện không có nơi cư trú, nơi làm việc hoặc trụ sở trên lãnh thổ Việt Nam thì thẩm quyền giải quyết thuộc Toà án nơi cơ quan, người có thẩm quyền ra quyết định hành chính, có hành vi hành chính;
Ví dụ: bà M Việt kiều Pháp, kiện giấy chứng nhận quyền tác giả của Cục Sở hữu trí tuệ ở Hà Nội. Tòa án nhân dân Hà Nội giải quyết
c) Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan nhà nước cấp tỉnh trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Toà án và của người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước đó;
- Các quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan nhà nước cấp tỉnh và người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước đó, ví dụ: Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, công chức của Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở, chuyên viên của Sở, Cục thuế, Cục Hải quan, Chi cục Quản lý thị trường, Chi cục thú y, Cục trưởng cụa hải quan, Sở Công thương…sẽ do Tòa án nhân dân cấp tỉnh giải quyết.
- Quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan nhà nước hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước tỉnh nào sẽ do Tòa án nhân dân tỉnh đó giải quyết.
Ví dụ:
- Công ty TNHH TMDVDL Kim Long bị Cục trưởng Cục thuế ra quyết định truy thu thuế thu nhập doanh nghiệp từ năm 2001 đến 2003 là 1 tỷ đồng. Không đồng ý, công ty khởi kiện. Tòa án có thẩm quyền giải quyết là Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh.
d) Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan đại diện ngoại giao của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài hoặc của người có thẩm quyền trong cơ quan đó mà người khởi kiện có nơi cư trú trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Toà án. Trường hợp người khởi kiện không có nơi cư trú tại Việt Nam, thì Toà án có thẩm quyền là Toà án nhân dân thành phố Hà Nội hoặc Toà án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh;
Đây là quy định mới được bổ sung trong Luật Tố tụng hành chính. Cơ quan đại diện thực hiện chức năng đại diện chính thức của Nhà nước Việt Nam trong quan hệ với quốc gia, vùng lãnh thổ, tổ chức quốc tế tiếp nhận và thống nhất quản lý hoạt động đối ngoại phù hợp với quy định của pháp luật. Cơ quan đại diện ngoại giao theo Luật Cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài được Quốc hội thông qua ngày 18/6/2009 là đại sứ quán (Khoản 1 Điều 4).
Khi khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan đại diện ngoại giao hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan này (đại sứ đặc mệnh toàn quyền, đại sứ, công sứ, tham tán công sứ, tham tán, bí thư thứ nhất, bí thư thứ hai, bí thư thứ ba, tùy viên).
Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài gồm: cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan đại diện lãnh sự và cơ quan đại diện tại tổ chức quốc tế. Như vậy, chỉ có quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan đại diện ngoại giao (là đại sứ quán) và người có thẩm quyền trong cơ quan này mới thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.
Ví dụ:
- Công ty A có trụ sở tại Hoa Kỳ làm đơn xin thành lập Văn phòng đại diện tại Việt Nam nhưng không được cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam ở Hoa Kỳ chứng nhận và hợp pháp hóa lãnh sự nên đã khởi kiện. Thẩm quyền giải quyết thuộc về Tòa án nhân dân Hà Nội hoặc Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh.
- Bà B là Việt Kiều Pháp làm hồ sơ đề nghị Đại sứ quán VN tại Pháp cấp giấy miễn thị thức nhưng không được giải quyết, bà khởi kiện ra Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh hoặc Hà Nội.
đ) Khiếu kiện quyết định kỷ luật buộc thôi việc của người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp tỉnh, bộ, ngành trung ương mà người khởi kiện có nơi làm việc khi bị kỷ luật trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Toà án;
- Đối với quyết định kỷ luật buộc thôi việc, Tòa án nhân dân cấp tỉnh sẽ giải quyết theo thủ tục sơ thẩm quyết định kỷ luật buộc thôi việc của người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp tỉnh, bộ, ngành trung ương.
Ví dụ:+ Cấp tỉnh: quyết định kỷ luật buộc thôi việc của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở, Cục trưởng cục thuế…
+ Bộ: Bộ trưởng
+ Ngành trung ương:
- Tòa án cấp tỉnh nơi người bị kỷ luật buộc thôi việc làm việc sẽ có thẩm quyền giải quyết.
Ví dụ: + Quyết định kỷ luật buộc thôi việc của Bộ trưởng Bộ Công thương đối với chuyên viên D là công chức Vụ Pháp chế Bộ Công thương tại thủ đô Hà Nội sẽ thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân thủ đô Hà Nội.
à Chỉ căn cứ vào Tòa án cấp tỉnh nơi người bị kỷ luật buộc thôi việc làm việc, không quan tâm cơ quan người ra quyết định kỷ luật buộc thôi việc ở đâu.
e) Khiếu kiện quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh mà người khởi kiện có nơi cư trú, nơi làm việc hoặc trụ sở trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Toà án
Khiếu kiện quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh là khiếu kiện quyết định giải quyết khiếu nại của Bộ trưởng Bộ Công thương và Hội đồng Cạnh tranh. Đây là cơ quan và người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước ở trung ương, Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi người khởi kiện cư trú, làm việc (cá nhân) hoặc có trụ sở (tổ chức) sẽ giải quyết.
Ví dụ:
Công ty H có trụ sở tại thành phố Hải Phong bị Cục trưởng Cục Quản lý Cạnh tranh xử phạt 50.000.000 về hành vi bán hàng đa cấp bất chính và, không đồng ý, Công ty H khiếu nại lên Bộ trưởng Bộ Công thương yêu cầu hủy quyết định trên, Bộ trưởng Bộ Công thương ra quyết định bác yêu cầu khiếu nại. Công ty H khởi kiện. Tòa án có thẩm quyền giải quyết là Tòa án nhân dân thành phố Hải Phòng.
g) Trong trường hợp cần thiết, Toà án cấp tỉnh có thể lấy lên để giải quyết khiếu kiện thuộc thẩm quyền của Toà án cấp huyện.
Tòa án nhân dân tối cao sẽ hướng dẫn vấn đề này.
ØThẩm quyền xét xử hành chínhtheo cấp và theo lãnh thổ có thể được xác định theo nguyên tắc sau:
- Tòa án nhân dân cấp huyện sẽ giải quyết quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc của cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước từ cấp huyện trở xuống cùng phạm vi địa giới hành chính của Tòa án.
+ Danh sách cử tri của cơ quan lập danh sách cử tri thuộc huyện mình
- Tòa án nhân dân cấp tỉnh sẽ giải quyết:
+ Quyết định hành chính, hành chính của cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước ở trung ương: Tòa án nơi người khởi kiện cư trú, làm việc hoặc có trụ sở.
+ Quyết định kỷ luật buộc thôi việc của người đứng đầu cơ quan nhà nước cấp tỉnh, Bộ, ngành trung ương: Tòa án nơi người bị kỷ luật làm việc.
+ Quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh: Tòa án nơi người khởi kiện cư trú, làm việc hoặc có trụ sở.
à Ví dụ: Vụ việc ông Cù Huy Hà Vũ kiện quyết định của Thủ tướng Chính phủ, vì sao Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội trả lại đơn khởi kiện?
Kết luận:
à Luật TTHC quy định về loại việc thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án theo phương pháp loại trừ, điều này không chỉ đáp ứng được nhu cầu mở rộng thẩm quyền giải quyết khiếu kiện hành chính mà còn thể hiện tính khoa học, tính hợp lý của kỹ thuật lập pháp mới, tiến bộ so với cách quy định liệt kê như Pháp lệnh TTGQCVAHC hiện hành. Điều đó sẽ làm cho "tuổi thọ" của luật cao hơn và giúp cho người thực thi pháp luật dễ áp dụng.
Câu 6: Trình bày các trường hợp thay đổi Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân:
Đìêu 41: Những trường hợp phải từ chối hoặc thay đồi người tiến hành tố tụng:
Người tiến hành tố tụng phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi trong những trường hợp sau:
1. Đồng thời là đương sự, người đại diện, người thân thích của đương sự.
2. Đã tham gia với tư cách người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người làm chứng, người giám định, người phiên dịch trong cùng vụ việc đó.
3. Đã tham gia vào việc ra quyết định hành chính hoặc có liên quan đến hành vi hành chính bị khởi kiện
4. Đã tham gia vào việc ra quýêt định giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính hành vi hành chính bị khởi kiện.
5. Đã tham gia vào việc ra quyết định kỷ luật buộc thôi việc công chức hoặc đã tham gia vào việc quyết định giải quýêt khiếu nại đối với quyết định buộc kỷ luật công chức bị khởi kiện.
6. Đã tham gia vào việc ra quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, quyết định giải quýêt khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh bị khởi kiện.
7. Đã tham gia vào việc lập danh sách cử tri bầu cửa đại biểu Quốc hội, danh sách cử tri bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân bị khởi kiện.
8. Có căn cứ cho rằng họ có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ.
Điều 42: Thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân:
Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi trong những trường hợp sau đây:
1. Thuộc 1 trong những trường hợp quy định tại đìêu 41 của Luật này.
2. Là người thân thích với các thành viên khác trong hội đồng xét xử;
3. Đã tham gia xét xử sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm hoặc tái thẩm vụ án đó, trừ trường hợp là thành viên của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Ủy ban Thẩm phán Tòa án cấp tỉnh được tham gia xét xử nhiều lần cùng 1 vụ án theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm;
4. Đã là người tiến hành tố tụng trong vụ án đó với tư cách là Kiểm sát viên, Thư ký Tòa án.
Ví dụ: Trong hội đồng xét xử Thẩm phán A và Hội thẩm nhân dân B là anh em ruột với nhau thì trong trường hợp này Hội thẩm nhân dân phải là người từ chối hoặc bị thay đổi.
Câu 7: Phân tích đặc điểm của người khởi kiện, người bị kiện trong vụ án hành chính:
Người khởi kiện : Điều 50
Khái niệm:
Người khởi kiện là cá nhân, cơ quan, tổ chức khởi kiện vụ án hành chính đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, việc lập danh sách cử tri ( Khỏan 6 điều 3)
Từ khái niệm trên:
Ta thấy người khởi kiện có thể là cá nhân, cơ qua, tổ chức.
Người khởi kiện là người bị xâm hại bởi quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính hoặc quyết định kỷ luật buộc thôi việc
Quyền và nghĩa vụ người khởi kiện : Điều 50 Luật TTHC
- Các quyền, nghĩa vụ của đương sự quy định tại Điều 49 của luật này.
- Rút một phần hoặc toàn bộ yêu cầu khởi kiện, thay đổi, bổ sung nội dung yêu cầu khởi kiện nếu thời hiệu khởi kiện vẫn còn.
Người bị kiện :
Người bị kiện là cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, việc lập danh sách cử tri bị khởi kiện.
Quyền và nghĩa vụ của người bị kiện : ( Điều 51)
- Các quyền và nghĩa vụ của đương sự quy định tại Đìêu 49 của Luật này ;
- Được Tòa án thông báo về việc bị kiện.
à người khởi kiện là cá nhân ông T, là người trực tiếp bị xâm hại bởi QĐKLBTV. Chỉ ông T mới kiện được, bà B là vợ ông T cũng không kiện được bởi vợ ông T không phải là người bị xâm hại bởi QĐ trên.
Người bị kiện là Chủ tịch UBND huyện Phước Sơn nếu ông là người ký quyết định.
Trong quá trình xét xử thẩm phán sẽ là người xác định tư cách của những người tham gia tố tụng : xác định người bị kiện và người khởi kiện...
Câu 8 : So sánh người có quyền và nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập và người có quyền và nghĩa vụ liên quan không có yêu cầu độc lập ? Cho ví dụ minh họa ?
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là cá nhân, cơ quan, tổ chức tuy không khởi kiện, không bị kiện nhưng việc giải quyết vụ án hành chính có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ nên họ tự mình hoặc đương sự khác đề nghị và được Tòa án chấp nhận hoặc được Tòa án đưa vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan ( Khoản 8 Điều 3)
Người có quyền lợi và nghĩa cụ liên quan tùy theo quyền lợi và nghĩa vụ của mình có thể tham gia cùng với bên người khởi kiện, người bị kiện khi không có yêu cầu độc lập hoặc tham gia độc lập khi họ có yêu cầu độc lập.
Người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập
Người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan không có yêu cầu độc lập.
A và B là hàng xóm, A mượn xe của B bảo là chở người nhà đi khám bệnh nhưng dùng xe của B để đua xe trái phép bị trưởng phòng CSGT đường bộ xử phạt 15 triệu đồng và tịch thu xe. Không đồng ý A khởi kiện.
A là người khởi kiện
Người bị kiện là trưởng phòng CSGT đường bộ
Yêu cầu hủy quyết định xử phạt mà trong đó có cả tịch thu xe
B tham gia với tư cách là người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan. Nếu B có yêu cầu xin lại xe thì B chính là người có yêu cầu độc lập
Là những người tham gia tố tụng sau khi vụ án đã phát sinh : Quyền và nghĩa vụ của họ gắn liền và phụ thuộc 1 phía người khởi kiện hoặc người bị kiện nên họ không có quyền đưa ra yêu cầu độc lập để bảo vệ quyền và lợi ích của mình.
Ví dụ : Công ty TNHH A được cục Sở hữu trí tuệ bảo hộ cho nhãn hàng M của mình. Công ty B cho rằng nhãn hiệu M gây nhầm lẫn với nhãn hiệu mà cụa Sở hữu trí tuệ cấp cho mình.
Chủ thể liên quan đến vụ án : Công ty Aà Công ty A không bị kiện cũng không khởi kiện việc công ty B không ảnh hưởng đến công ty A.
Công ty A không có yêu cầu độc lập vì quyền và nghĩa vụ của công ty A gắn liền với cục Sở hữu trí tuệ. Nếu cục SHTT thắng kiện thì công ty A được bảo hộ, ngược lại nếu phán quyết cục SHTT ban hành trái quy định của pháp luật và hủy QĐ này thì công ty A sẽ không được bảo hộ nhãn hàng M nữa.
Câu 9 : Trình bày điều kiện khởi kiện vụ án hành chính ( quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, danh sách cử tri). Cho ví dụ minh họa
Khởi kiện vụ án hành chính là hành vi tố tụng của cá nhân, cơ quan tổ chức yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình khi có căn cứ cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp đó đang bị xâm phạm bởi các khiếu kiện thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.
Điều kiện khởi kiện : đủ 4 điều kiện :
- Chủ thể :
- Đối tượng khởi kiện :
+ Danh sách cử tri bầu cử đại biểu quốc hội, danh sách cử tri bầu cử hội đồng nhân dân cá nhân được quyền khởi kiện trong trường hợp đã khiếu nại với cơ quan có thẩm quyền giải quýêt khiếu nại nhưng hết thời hạn giải quyết theo quy định của pháp luật mà khiếu nại không được giải quyết hoặc đã được giải quyết nhưng không đồng ý với cách giải quyết khiếu nại.
- Thời hiệu khởi kiện : Khỏan 1 Điều 104
Đối với khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc thời hiệu khởi kiện là 1 năm tính kể từ ngày nhận được hoặc biết được có quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định bị kỷ luật buộc thôi việc.
Ví dụ :
Ngày 11/05/2011 hộ gia đình ông A bị UBND Quận 9 ra QĐ số 120/QĐ-UBND về việc bồi thường 2000m2 đất bị thu hồi là 35 triệu đồng, ông A nhận được quyết định vào ngày 30/05/2011. Hộ gia đình ông A không đồng ý, khởi kiện. Ngày khởi kiện là từ ngày 30/05/2011à 30/05/2012.
Quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh : Thời hiệu là 30 ngày.
Ví dụ : công ty TNHH A bị Cục trưởng Cục quản lý cạnh tranh xử phạt 700.000.000 đồng về hành vi cạnh tranh không lành mạnh, không đồng ý , công ty A khiếu nại lên Bộ trưởng Bộ Công thương. Ngày 08/3/2011 Bộ trưởng Bộ công thương ra quyết định giữ nguyên quyết định ban đầu của Cục trưởng CQLCT. Không đồng ý, công ty A khởi kiện.
Thời hiệu khởi kiện là từ ngày 08/03/2011 à07/04/2011.
Khiếu kiện về danh sách cử tri bầu đại biểu quốc hội, đại biểu hội đồng nhân dân : 5 ngày trước ngày bầu cử
Ví dụ : A không thấy tên mình trong danh sách cử tri bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân đã khiếu nại lên UBND phường X quận Y ( nơi lập danh sách cử tri). Ngày 10/05/2011 UBND phường X ra quyết định bác đơn yêu cầu của Ông A. Biết ngày bầu cử là 22/05/2011.
Ông A được quyền khởi kiện từ ngày 10/05/2011à hết ngày 17/05/2011.
- Vụ việc chưa được giải quyết bằng bản án hoặc quyết định có hiệu lực của Tòa án.
Câu 10 : Phân tích thời điểm, hình thức Tòa án thụ lý vụ án hành chính ?
Thụ lý vụ án là hành vi tố tụng của Tòa án nhân dân chấp nhận việc giải quyết khiếu kiện, việc khởi tố ; được xác định bằng hành vi ghi vào sổ thụ lý án sau khi đã xem xét điều kiện khởi kiện, khởi tố và điều kiện thụ lý vụ án.
Sau khi nhận được đơn khởi kiện, tòa án sẽ xem xét xem có đủ các điều kiện khởi kiện : chủ thể, đối tượng, thời hiệu, bản án đã có hiệu lực, hình thức đơn khởi kiện theo Khỏan 1 đìêu 105 ... nếu không đủ đìêu kiện thì Tòa án trả lại đơn khởi kiện. Tòa án xem xét vụ việc có thuộc thẩm quyền của mình hay không, thẩm quyền theo cấp, thẩm quyền theo lãnh thổ, Khi xem xét những điều kiện trên đầy đủ Tòa án sẽ nhận đơn, việc Tòa án vào sổ thụ lý vụ án chính thức là thời đỉêm giải quyết vụ án.
Thời điểm, thủ tục thụ lý vụ án hành chính : Điều 111 Luật TTHC
- Sau khi nhận đơn khởi kiện và các tài liệu kèm theo, nếu Thẩm phán được phân công xem xét đơn khởi kiện xét thấy vụ án hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết thì thông báo cho người khởi kiện biết để họ nộp tiền tạm ứng án phí. ; trường hợp người khởi kiện được miễn nộp tiền tạm ứng án phí thì thông báo cho người khởi kiện biết về thụ lý vụ án. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo nộp tiền tạm ứng án phí, người khởi kiện phải nộp tiền tạm ứng án phí.
- Tòa án thụ lý vào ngày người khởi kiện xuất trình biên lai nộp tiền tạm ứng án phí. Trường hợp người khởi kiện được miễn nộp tiền tạm ứng án phí thì ngày thụ lý vụ án là ngày Thẩm phán thông báo cho người khởi kiện biết việc thụ lý.
Câu 11 : Trình bày sự khác nhau giữa trả lại đơn khởi kiện và đình chỉ giải quyết vụ án ?
Trả lại đơn khởi kiện :
Thời điểm : Trước khi Tòa án thụ lý vụ án
Căn cứ vào điều 109 Luật Tố tụng hành chính
Khỏan 1 Điều 109 : Trả lại đơn khởi kiện :
- Tòa án trả lại đơn khởi kiện trong những trường hợp sau đây :
c) Thời hiệu khởi kiện đã hết mà không có lý do chính đáng
d) Chưa có đủ đìêu kiện khởi kiện vụ án hành chính
đ) Sự việc đã được giải quyết bằng bản án hoặc quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật
e) Sự việc không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án
g) Người khởi kiện lựa chọn giải quyết vụ việc theo thủ tục giải quyết khiếu nại trong trường hợp quy định tại Đìêu 31 của Luật này.
h) Đơn khởi kiện không có đầy đủ nội dung quy định tại khoản 1 Đìêu 105 của Luật này mà không được người khởi kiện sửa đổi, bổ sung theo quy định tại Đìêu 108 của Luật này.
i) Hết thời hạn quy định tại khỏan 1 điều 111 của luật này mà người khởi kiện không xuất trình biên lai nộp tiền tạm ứng án phí cho Tòa án, trừ trừơng hợp có lý do chính đáng.
Đình chỉ giải quyết vụ án là việc Tòa án có thẩm quyền sau khi thụ lý vụ án phát hiện những căn cứ theo quy định của pháp luật đã ra quyết định chấm dứt việc giải quyết vụ án.
Thời điểm : Sau khi tòa án thụ lý vụ án
Khỏan 1 Điều 120 : Đình chỉ giải quyết vụ án :
- Tòa án đình chỉ giải quyết vụ án hành chính trong các trường hợp sau :
c) Ngừơi khởi kiện đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ 2 mà vẫn vắng mặt.
d) Người bị kiện hủy bỏ quyết định hành chính , quyết định kỷ luật buộc thôi việc, quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh hoặc chấm dứt hành vi hành chính bị khởi kiện và người khởi kiện đồng ý rút đơn khởi kiện, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập đồng ý rút yêu cầu.
đ) Các trường hợp quy định tại khỏan 1 Điều 109 của Luật này mà Tòa án đã thụ lý.
àCăn cứ theo Khỏan 1 điều 120 thì Tòa án phát hiện có những sai lầm sau khi Tòa án thụ lý đơn, vì tòa án thụ lý sai sẽ đình chỉ giải quyết vụ án sau đó trả lại đơn khởi kiện.
Căn cứ theo khỏan 1 điều 109 thì Tòa án phát hiện ra những sai sót trước khi thụ lý vụ án nên trả lại đơn khởi kiện.
Câu 12 : So sánh giữa quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án hành chính và quyết định hõan phiên tòa.
Giống : Thời điểm : Sau khi Tòa án thụ lý vụ án.
Khác
Quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án
Quyết định hoãn phiên tòa.
1. Tòa án quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết vụ án hành chính trong các trường hợp sau đây :
a) Đương sự là cá nhân đã chết, cơ quan tổ chức đã giải thể mà chưa có cá nhân, cơ quan, tổ chức kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng ;
b) Đương sự là cá nhân mất năng lực hành vi dân sự mà chưa xác định được người đại diện theo pháp luật ;
c) Đã hết thời hạn chuẩn bị xét xử mà một trong các đương sự không thể có mặt vì lý do chính đáng, trừ trường hợp có thể xét xử vắng mặt các đương sự.
d) Cần đợi kết quả giải quyết của các cơ quan khác hoặc vụ án khác có liên quan.
- Tòa án tiếp tục giải quyết vụ án hành chính khi lý do của việc tạm đình chỉ không còn.
- Quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án hành chính có thể kháng cao, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm.
Hoãn phiên tòa : Điều 136
1. Các trường hợp phải hoãn phiên tòa :
a) Các trường hợp quy định tại khoản 3 và khỏan 4 điều 1209, khoản 1 Điều 131, khỏan 2 Điều 135 của Luật này.
Khỏan 3, 4 Điều 129 :
- Trường hợp không có Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân dự khuyết để thay thế thành viên của Hội đồng xét xử.
- Trường hợp Thư ký Tòa án vắng mặt hoặc không thể tiếp tục tham gia phiên tòa mà không có người thay thế.
Khỏan 1 điều 130 : Vắng mặt Viện Kiểm sát
Khoản 1 điều 131 : Tòa án triệu tập lần thứ nhất, đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự vắng mặt.
Khoản 2 Điều 135 :
- Người phiên dịch vắng mặt mà không có người khác thay thế.
b) Thành viên của Hội đồng xét xử, Kiểm sát viên , Thư ký Tòa án, người phiên dịch bị thay đổi mà không có người thay thế ngay.
- Người giám định bị thay đổi.
- Cần phải xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ bổ sung mà không thể thực hiện được ngay tại phiên tòa.
- Trường hợp hoãn phiên tòa được quy định tại khoản 2 Điều 133 và Khỏan 2 điều 134 của Luật này.
Khoản 2 Điều 133 :
Trường hợp người làm chứng vắng mặt thì Hội đồng xét xử quyết định hoãn phiên tòa hoặc vẫn tiến hành xét xử. Trường hợp nguời làm chứng vắng mặt tại phiên tòa không có lý do chính đáng và việc vắng mặt của họ gây trở ngại cho việc xét xử thì có thể bị dẫn giải đến phiên tòa theo quy định của Hội đồng xét xử.
Khoản 2 Điều 134 :
Trường hợp người phiên dịch vắng mặt mà không có người khác thay thế thì Hội đồng xét xử quyết định hoãn phiên tòa.
Thời hạn hõan phiên tòa sơ thẩm không quá 30 ngày, kể từ ngày ra quyết định hoãn phiên tòa.
Câu 13 : Phân biệt giữa đình chỉ xét xử phúc thẩm và đình chỉ giải quyết vụ án trong giai đoạn xét xử phúc thẩm ?
Đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án : Đìêu 198
Đình chỉ giải quyết vụ án trong giai đoạn xét xử phúc thẩm
Khỏan 1 Đìêu 198 :
Tòa án cấp phúc thẩm ra quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án trong các trường hợp sau đây :
a) Các trường hợp quy định tại điểm a khỏan 1 điều 120 của Luật này.
Điểm a K1 Đ120 :Người khởi kiện là cá nhân đã chết mà quyền và nghĩa vụ của họ không được thừa kế ; cơ quan, tổ chức đã giải thể mà không có cá nhân , cơ quan, tổ chức kế thừa quyền và nghĩa vụ tố tụng
b) Người kháng cáo rút toàn bộ kháng cáo hoặc Viện Kiểm sát rút toàn bộ kháng nghị.
c) Người kháng cáo được triệu tập hợp lệ đến lần thứ 2 mà vẫn vắng mặt.
d) Các trường hợp mà pháp luật có quy định.
Khỏan 1 Điều 203 :
Trước khi mở phiên tòa hoặc tại phiên tòa hoặc tại phiên tòa xét xử sơ thẩm mà người khởi kiện rút đơn khởi kiện thì Hội đồng xét xử phúc thẩm phải hỏi người bi kiện có đồng ý hay không và tùy vào từng trường hợp mà giải quyết như sau :
a) Người khởi kiện không đồng ý thì không chấp nhận việc rút đơn khởi kiện của người khởi kiện.
b) Người bị kiện đồng ý thì chấp nhận việc rút đơn khởi kiện của người khởi kiện.
Hội đồng xét xử phúc thẩm ra quyết định hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ giải quyết vụ án . Trong trường hợp này, các đương sự này vẫn phải chịu án phí sơ thẩm theo quýêt định của Tòa án cấp sơ thẩm và chịu một nửa án phí phúc thẩm theo quy định của pháp luật.
2. Trường hợp Hội đồng xét xử phúc thẩm ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án thì người khởi kiện có quỳên khởi kiện lại vụ án theo thủ tục do Luật này quy định nếu thời hiệu khởi kiện vẫn còn.
Khỏan 4,5 Điều 205 :
4.Hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ giải quyết vụ án nếu trong quá trình xét xử sơ thẩm có một trong những trường hợp quy định tại khỏan 1 đìêu 120 của Luật này.
5. Đình chỉ việc giải quyết vụ án theo trình tự phúc thẩm nếu việc xét xử phúc thẩm vụ án cần phải có mặt người kháng cáo và họ đã được triệu tập đến lần thứ 2 mà vẫn vắng mặt.
Trong trường hợp này bản án sơ thẩm có hiệu lực pháp luật.
Câu 14 : So sánh đình chỉ giải quyết vụ án hành chính trong giai đọan xét xử sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm
Sơ thẩm : Điều 139
Phúc thẩm :
Giám đốc thẩm
Tái thẩm
1. Tại phiên tòa, nếu có một trong những trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 118 của Luật này thì Hội đồng xét xử ra quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết vụ án.
2. Tại phiên tòa, nếu có 1 trong các trường hợp quy định tại khoản 1 điều 120 của Luật này thì Hội đồng xét xử ra quyết định đình chỉ vụ án
3. Trường hợp đương sự xuất trình quyết định hành chính mới mà quyết định hành chính đó liên quan đến quyết định bị khởi kiện và không thuộc thẩm quyền của Tòa án đang xét xử sơ thẩm vụ án hành chính thì Hội đồng xét xử đình chỉ và chuyển hồ sơ cho Tòa án có thẩm quyền.
Khỏan 1 Điều 203 :
Trước khi mở phiên tòa hoặc tại phiên tòa hoặc tại phiên tòa xét xử sơ thẩm mà người khởi kiện rút đơn khởi kiện thì Hội đồng xét xử phúc thẩm phải hỏi người bi kiện có đồng ý hay không và tùy vào từng trường hợp mà giải quyết như sau :
a) Người khởi kiện không đồng ý thì không chấp nhận việc rút đơn khởi kiện của người khởi kiện.
b) Người bị kiện đồng ý thì chấp nhận việc rút đơn khởi kiện của người khởi kiện.
Hội đồng xét xử phúc thẩm ra quyết định hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ giải quyết vụ án . Trong trường hợp này, các đương sự này vẫn phải chịu án phí sơ thẩm theo quýêt định của Tòa án cấp sơ thẩm và chịu một nửa án phí phúc thẩm theo quy định của pháp luật.
3. Trường hợp Hội đồng xét xử phúc thẩm ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án thì người khởi kiện có quỳên khởi kiện lại vụ án theo thủ tục do Luật này quy định nếu thời hiệu khởi kiện vẫn còn.
Khỏan 4,5 Điều 205 :
4.Hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ giải quyết vụ án nếu trong quá trình xét xử sơ thẩm có một trong những trường hợp quy định tại khỏan 1 đìêu 120 của Luật này.
5. Đình chỉ việc giải quyết vụ án theo trình tự phúc thẩm nếu việc xét xử phúc thẩm vụ án cần phải có mặt người kháng cáo và họ đã được triệu tập đến lần thứ 2 mà vẫn vắng mặt.
Trong trường hợp này bản án sơ thẩm có hiệu lực pháp luật.
Điều 228 :Hủy bản án,quyết định của tòa đã giải quyết vụ án và đình chỉ giải quyết vụ án :
Hội đồng giám đốc thẩm quyết định hủy bản án , quyết định của tòa án đã giải quyết vụ án và đình chỉ việc giải quyết vụ án , nếu trong quá trình xét xử sơ thẩm, xét xử phúc thẩm có 1 trong những trường hợp quy định tại khoản 1 điều 120 của Luật này. Tòa án cấp giám đốc thẩm giao hồ sơ vụ án cho Tòa án đã xét xử sơ thẩm để trả lại đơn khởi kiện cùng tài liệu , chứng cứ kèm theo cho người khởi kiện, nếu có yêu cầu.
Điều 237 : thẩm quyền của Hội đồng tái thẩm :
1. Không chấp nhận kháng nghị và giữ nguyên bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật.
2. Hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật để xét xử sơ thẩm lại theo thủ tục do Luật này quy đinh5.
3. Hủy bản án, quyết định của Tòa án đã xét xử và đình chỉ giải quyết vụ án.
Câu 15 : Phân biệt thủ tục phúc thẩm với thủ tục giám đốc thẩm và tái thẩm ( đối tượng, phạm vi, đìêu kiện phát sinh, thẩm quyền của Hội đồng xét xử ?)
Phúc thẩm
Giám đốc thẩm
Tái thẩm
Đối tượng kháng cáo, kháng nghị :
Bản án sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật ( gồm Bản án sơ thẩm của TAND cấp huyện và bản án sơ thẩm của TAND cấp tỉnh)
Quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật ( gồm quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án và quyết định đình chỉ giải quyết vụ án)
Phạm vi xét xử phúc thẩm : Điều 190
Tòa án cấp phúc thẩm chỉ xem xét lại phần bản án , quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm có kháng cáo, kháng nghị hoặc có liên quan đến nội dung kháng cáo, kháng nghị.
Điều kiện phát sinh :
Thẩm quyền
( sưu tầm )
RẤT HAY
Trả lờiXóa