Thứ Tư, 11 tháng 4, 2012

Tập án cái đình - phóng sự Ngô Tất Tố ( 2 )

6. ĐƯỢC MỘT TRAI, MẤT BA LỢN
Hồi còn thời đại khoa cử, tôi đã trọ học ở làng Th.S trong huyện Tiên du. Vì nhà trọ kế tiếp với đình làng ấy, nên tôi biết ông Đám Phức.
Kể ra, ông lão này cũng như cái cung thôn trong di hạt của Từ thức kia, không có vẻ gì đặc biệt . Chỗ đáng cho tôi chú ý, chỉ là cái chức ông đám.
Ở thôn quê, đâu mà không có ông đám? Phận sự của viên chức này đại khái chia ra hai hạng. Làng nào có riêng ông từ, ông tế, ông đám chỉ có một việc nuôi lợn cúng thần, người ta gọi là cai đám. Làng nào có ông từ, ông tế, ông đám tuy không phải vì nhà thánh phụng dữong con heo, nhưng phải kiêm lĩnh cả hai chức đó, nghĩa là, ngày thường, ông đám là kẻ trông nom đình đền, khi có đình đám cũng bái, ông đám được súng sính mũ áo, làm chủ các cuộc tế lễ.
Với những làng theo về chế độ thứ hai, địa vị ông đám rất long trọng, dân làng thường vẫn tôn làm quan đám.
Tuy không có quyền đối với chính sự trong làng, nhưng điều kiện để làm quan đám có khi cay nghiệt hơn điều kiện ra làm tổng thống các nước dân chủ.
Cũng như các ông tổng thống, quan đám cũng do dân bầu, không có thi cử bổ bán gì cả, nhưng kỳ hạn chỉ có một năm là mãn một khóa, làng lại phải cử người khác.
Cứ nhiên ứng cử quan đám không có chương trình để trổ cái tài nói khoác và cũng không phải vận động bằng thuốc phiện, bằng sâm banh hay bằng cô đầu, nhưng cũng phải có tư cách.
Một người ngoài năm chục tuổi, không can án, không tàn tật, không có tang chế và không góa vợ, mới ứng cử quan đám.
Người nào hợp với lệ ấy, làng sẽ bầu cho. Nhưng dù cả làng thuận bầu, cũng chưa chắc là đắc cử. CÒn phải đợi mênh lệnh của thần thánh nữa.
Người ta đưa quan đám mới đến trước hướng án trong đình làm lễ. Rồi họ bắt quan đám mới một tay bưng một cái đĩa, một tay cầm hai đồng tiền, vừa khấn lầm rầm vừa đặt đồng tiền xuống đĩa như người thầy bói reo quẻ. Công việc ấy , kêu là "xin keo:. Đặt xong một keo, quan đám mới phải chìa cái đĩa ở trong tay mình cho cả mấy người chứng kiến cùng coi. Hễ hai đồng tiền được một sấp và một đồng ngửa, họ bảo đó là nhà thánh ưng ý, quan đám mới sẽ được thực thụ. Trái lại, nếu mà sấp cả, người ta bảo là nhà thánh ngài gắt,nếu nó ngửa cả, người ta bảo là nhà thánh ngài cười, quan đám mới liền bị bác bỏ, dân làng lại theo kiểu đó mà bầu người khác.
 Sau khi đắc cử, quan đám phải làm bữa tiệc khao dân, giầu thì mổ bò, mổ trâu, ăn uống linh đình, kiết xác mồng tơi, cũng phải cầm đất , cầm nhà, để giết lấy con lợn mới thành danh quan đám.
Lệ luật của làng định cho quan đám phải theo trong khi tại chức lại còn ngặt nghèo hơn nữa.
Bất kỳ là hạng người nào, hễ đã lĩnh chức quan đám của làng thì đầu tiên phải sắm một manh quần đỏ, một chiếc nón lá quai đỏ và một đôi giầy hay hoặc guốc cũng đuợc. Không cứ trời nắng, trời mưa hay trời dâm, ở trong mái nhà thì thôi, nếu đã bước ra ngoài sân mà đi, dù chỉ đi một bước mặc lòng, phải nhớ đội nón, đi guốc và mặc quần đỏ. Bởi vì quan đám là người luôn luôn ở cạnh nhà thánh, phải kiêng đội trời, kiêng dẫm đất, kiêng mặc đồ trắng.
Suốt trong một năm tại chức, quan đám ban đêm phải ngủ tại đình, ban ngày không được đi ra khỏi làng.
Ngoài những công việc thắp đèn, thắp hương, lau rũ mạng nhện ở đền và đình, quan đám cũng được cất nhắc việc riêng của nhà mình, nhưng phải kiêng những việc ô úê như gánh phân, gánh tro, hay là giặt dịa, may vá quần áo cho vợ.


( còn tiếp )

1 nhận xét: