Thứ Hai, 16 tháng 5, 2011

Tâm sự của 'gã' trai bao

Xã hội ngày càng phát triển, theo đó là những tệ nạn mới phát sinh làm phương hại đạo đức, thuần phong mỹ tục... Trai bao? Nghe có vẻ lạ nhưng lại rất quen trong những năm gần đây.
Tôi đã trở thành... trai bao như thế! Ảnh minh họa
Lời kể của người mang "chí lớn"
Sinh ra và lớn lên trên mảnh đất miền Trung với cái nắng rát của gió Lào và mưa bão thường xuyên, Nguyễn Văn Hùng - 22 tuổi, mang chí lớn quyết thoát khỏi cảnh nghèo đói. Giắt lưng 350 ngàn đồng, Hùng vào TP Hồ Chí Minh lập nghiệp.

Hùng kể lại: Mình may mắn được nhận làm chân phụ hồ cho một cai thầu đồng hương đang thi công căn biệt thự cao cấp tại quận nhất. Mỗi ngày trừ ăn uống, sinh hoạt, mình cũng dư được 80 ngàn đồng. Gặp mưa gió thì chỉ có tiêu không làm được gì, lại thi thoảng về quê, tiền đi lại và bạn bè nhậu nhẹt là hết!

Nhưng cuộc đời thay đổi cũng từ căn biệt thự này. Ở quê, mình thuộc diện khỏe mạnh và đẹp trai nhất làng. Mọi người bảo làm người mẫu được, nhưng mình nghĩ mình không bao giờ có cơ hội vì nhìn mình quá "quê".
Do làm nhà biệt thự nên thời gian thi công khá lâu. Chẳng hiểu sao, chị Thanh (chủ nhà) hay hỏi han khi tới kiểm tra công trình. Chị Thanh, tuy ngoài 40 tuổi nhưng trẻ lắm. Chồng và con trai lớn của chị đang ở bên Mỹ, mỗi năm về một lần. Chị và con gái học lớp 2 ở nhà.

Xây thêm căn này dành cho cậu lớn sau này cưới vợ ở riêng. Thỉnh thoảng, nhà hỏng cái bóng điện hay vòi nước rò rỉ, chị Thanh gọi mình tới giúp. Mỗi lần như vậy cơm nước xong, chị đưa vài ba trăm ngàn để thuê xe đi lại và coi như trả công. Mình cũng thấy bình thường chẳng có gì suy nghĩ vì nghĩ mình thu nhập chính đáng.

Một buổi, chị nhắn lên nhờ chút việc. Sáng hôm đó tới nhà chẳng thấy con gái chị đâu. Hỏi mới biết em đi học thêm nhạc ở nhà cô giáo, đến tối mới về.

Chị lấy lon nước ngọt trong tủ lạnh mời mình uống và bảo ngồi chơi chờ chị đi tắm. Đang xem ti vi thì mình giật mình nghe tiếng kêu "ái" của chị. Sau đó, chị cất tiếng gọi: "Hùng ơi! xem hộ chị cái này". Đứng trước tấm kính mờ mờ của phòng tắm, mình ngần ngại không dám vào nhưng chị Thanh tiếp tục gọi. Thấy chị quấn khăn trên người nên mình tiến tới cửa phòng tắm. Một tiếng "sập" - cánh cửa khép lại sau lưng và chiếc khăn quấn trên người chị rơi xuống sàn… Đời trai lần đầu, bản năng người đàn ông trỗi dậy - thế là xong.

Tối hôm đó, mình không hề chợp mắt, hôm sau, đi làm thì như "ma hớp hồn". Từ đó, chị hay gọi tới nhà chơi và mua quần áo, đồng hồ, xe tay ga… Toàn những thứ đắt tiền và cho tiền triệu thường xuyên.

Mình bỏ phụ hồ và đi chơi với bạn bè "chị". Cái mã đẹp trai cộng với trên người diện toàn đồ hiệu, mình như một công tử con nhà giàu, la cà quán xá, vũ trường và được rất nhiều quý bà để ý. Từ đây, mình nảy sinh ý định kiếm tiền không phân biệt già trẻ để thỏa mãn dục vọng. Lịch tiếp các "chị" ngày càng dày đặc và tiền chảy vào ví càng nhanh.

Nhưng kiếm dễ thì tiêu cũng dễ. Mình sa đà nghiện hút, bao mấy em trẻ đẹp, lấy ngắn nuôi dài, "của thiên trả lại cho địa".
Trai bao với vỏ bọc sinh viên
Quang sinh viên năm cuối trường đại học danh tiếng tại Hà Nội. Quang đẹp trai lãng tử và không ngây ngô như Hùng. Tuy là con nhà nghèo ở Nam Định lên theo học ngành xây dựng nhưng cậu yêu đương khá sớm, kinh nghiệm tình trường và ma mãnh hơn trong chuyện tình cảm. Cậu biết "thả tép câu tôm", biết dùng kênh gia sư chọn nhà giàu và chồng đi xa để tiếp cận đối phương.
Với vẻ ngoài điềm đạm và biết nói năng đúng chỗ, Quang đã nhanh chóng lọt vào mắt một "cô". Cậu ta nhanh chóng có tiền ăn tiêu và mua xe máy và xài đồ hiệu. Ngày ngày đi quán ba, du lịch khắp mọi miền đến nỗi quên cả việc học hành… Tiền ăn chơi có nhưng nghỉ học nhiều nên cậu chẳng được thi. Chán nản và không thể về quê, Quang quyết định làm trai bao chuyên nghiệp. Quang chẳng biết làm gì ngoài nghề đó và suốt ngày kêu chán. Nói chuyện với tôi, Quang than: Tại nghèo quá nên muốn kiếm tiền lập nghiệp ở Hà Nội!

Từ hai câu chuyện, một trai làng nghèo ngây ngô ít học đến một trí thức có tương lai nhưng ham chơi và muốn làm giàu theo kiểu "ngồi mát ăn bát vàng", rốt cuộc giàu đâu chẳng thấy lại thấy nghèo thêm và mất ý chí, nghị lực vươn lên trong cuộc sống. Chuyện xảy ra cứ đổ lỗi cho nghèo không có tiền nên mới làm thế. Xin đừng nói vậy, vì có mấy ai giàu mà không đổ mồ hôi và nước mắt.
Theo PL&XH

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét