Thứ Hai, 16 tháng 5, 2011

Làm bánh sủi cảo kiểu Trung Quốc

Sủi cảo là món ăn tượng trưng cho may mắn của người Trung Quốc vào dịp lễ cổ truyền. Bạn cũng có thể cầu may cho mình và gia đình bằng cách vào bếp trổ tài và làm những chiếc bánh sủi cảo xinh xắn này nhé. Có rất nhiều cách làm loại bánh này nhưng Tạp chí Món ngon xin giới thiệu đến bạn cách làm loại bánh truyền thống của đất nước Trung Quốc!

alt
Nguồn ảnh: foreigners-in-china

Nguyên liệu:
  • Bột làm bánh sủi cảo
  • Bột mỳ
  • Nước
  • Muối
  • Thịt lợn hoặc thịt bò
  • Sốt đậu tương (Đậu nành)
  • Rượu gạo hoặc trái anh đào khô
  • Hạt tiêu
  • Dầu ăn
  • Hành lá thái nhỏ
  • Bắp cải thái nhỏ
  • Gừng thái nhỏ
  • Tỏi băm nhỏ
  • Măng xé sợi

Cách làm:

Làm nhân:

Ướp thịt với sốt đậu nành, muối, rượu gạo, tiêu, trộn đều. Sau đó, cho các nguyên liệu còn lại vào và ướp chung.

Vỏ áo:

Cho muối vào bột mỳ, trộn đều, vừa trộn, vừa thêm chút nước, không nên cho nhiều nước quá. Đến khi bột quánh, vo lại thành khối tròn, thêm bột làm bánh sủi cảo và để chừng 30 phút.

alt
Nguồn ảnh: typepad

Chia bột thành nhiều phần nhỏ.

alt
Nguồn ảnh: typepad

Cán mỏng bột

alt
Nguồn ảnh: typepad

Cho nhân đã ướp vào giữa phần vỏ bánh

alt
Nguồn ảnh: typepad

Nặn bột che kín phần nhân thành hình bán nguyệt

alt
Nguồn ảnh: typepad

Làm cho đến hết

alt
Nguồn ảnh: typepad

Luộc bánh:

Đặt bánh đã chuẩn bị vào nồi, thêm nước, đảo nhẹ cho bánh không bị dính.

alt
Nguồn ảnh:showtimes

Bánh chín là được

alt
Nguồn ảnh: cctv

Mách nhỏ:

- Bạn có thể trộn trứng, nấm vào nhân bánh

- Khi trộn bột làm sủi cảo, cứ 500g bột mỳ lại cho 1 quả trứng gà, như vậy lượng prôtêin có trong bột sẽ tăng lên, khi cho sủi cảo vào luộc, vỏ sẽ trở nên chắc hơn mà không bị dính vào nhau nữa.

- Khi bánh bị cứng, bạn có thể chiên bánh cũng sẽ rất ngon.

Những mẹo nhỏ để bánh sủi cảo không bị dính khi luộc:

- Khi luộc sủi cảo, ta có thể cho vào nồi vài cọng hành cũng giúp cho sủi cảo khi luộc xong không bị dính vào nhau nữa.

- Nước luộc sau khi đã được đun sôi, ta cho một ít muối ăn, khi muối hoàn toàn tan hết mới cho sủi cảo vào. Trong khi luộc, không được cho thêm nước, cũng không được đảo sủi cảo trong nồi. Như vậy, khi đun sôi không những nước luộc không bị luộc bị trào ra ngoài, sủi cảo lại không bị dính nồi hay dính nhau.

- Sau khi luộc chín, vớt sủi cảo cho vào nước ấm để một lúc, rồi vớt ra đĩa, sủi cảo cũng không bị dính.

- Ngoài cách luộc, bạn cũng có thể hấp sủi cảo để ăn cũng rất ngon.

alt
Nguồn ảnh: cultural-china

Chúc bạn thành công!

Kim Nga
TapchiMonngon.com

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét