Thứ Ba, 7 tháng 6, 2011

Sinh viên và vấn đề học ngoại ngữ.

Sinh viên và vấn đề học ngoại ngữ.


Tầm quan trọng của việc học và thông thạo ngoại ngữ trong thời hội nhập ắt hẳn ai cũng biết. Nhưng việc học ngoại ngữ hiện nay đối với sinh viên đang là một dấu hỏi lớn. Biết và hiểu sự quan trọng của nó  nhưng chỉ dừng lại ở mức đó .
Tình trạng học ngoại ngữ ( tiếng anh là ngoại ngữ phổ biến nhất ) của sinh viên hiện nay như thế nào?
 ‘’Đa số các sinh viên năm đầu đều lấy lý do cấp 3 bỏ bê học tiếng Anh để biện chứng cho vịêc học tiếng Anh trên Đh là khó. Ít được giao tiếp .Sau đó thì đi học thêm,luyện thêm một cách vội vã.Trong khi,việc học tiếng Anh  nói riêng hay bất cứ một môn ngoại ngữ nói chung nào phải diễn ra một cách tự nhiên mới có hiệu quả nhất’’ - Nguyễn Văn Tài – sv HV Ngân hàng.
‘’Sinh viên chuyên anh học tiếng anh tốt , sinh viên khối D học tiếng anh khá ổn , còn sinh viên các khối khác thì dường như bằng 0. ‘’- Nguyễn Vũ Hoàng Phước – sv ĐH Ngoại thương. Đúng như vậy.
Đất nước ngày càng phát triển , đòi hỏi sinh viên- những hy vọng , chủ nhân tương lai của đất nước càng phải năng động , tích lũy tri thức và khả năng giao tiếp nhiều hơn nữa.
Nếu không biết ngoại ngữ , sẽ giao tiếp với người nước ngoài thế nào?
Hiện nay , Bộ giáo dục cũng đã dành nhiều sự quan tâm chp vấn đề này. Nhiều khoa ngoại ngữ đã được mở ra trong các trường Đại học , Cao đẳng , ngoại ngữ được đưa lên thành môn học bắt buộc cho nhiều khoa nhiều ngành.
Nắm bắt nhu cầu của xã hội nhiều Trung tâm ngoại ngữ lớn đã ra đời như Alpha, Sao Việt , OCEAN , Language Link …
Nguyên nhân vì đâu mà đa số sinh viên Việt Nam học ngoại ngữ kém?
‘’ Học tiếng anh rất có ích , ai cũng biết điều đó . Nhưng mỗi tội học không vào , chưa nghe đã chán, vì lười và không phải tiếng mẹ đẻ . ‘’ – Nguyễn Hoài Thanh – sv HV Kĩ thuật quân sự.
‘’ Nếu học chăm chỉ sẽ tốt nhưng sinh viên có mấy ai chăm chỉ , còn tùy vào việc trường Đại học có bắt buộc học và thi thật đối với môn tiếng anh hay không . ‘’- Nguyễn Vũ Hoàng Phước – sv Đại học Ngoại thương.
Tiếng Anh không phải là một môn học mới vì đã có từ cấp 2( theo chương trình học cũ ). Thế nhưng nó vẫn là môn học ‘’ khó nhuốt ‘’ đối với rất nhiều sinh viên. Học ngoại ngữ cũng giống như học văn hóa , không phải chỉ trong một sớm một chiều, đòi hỏi phải có lòng say mê và chăm chỉ. Học ngoại ngữ phải bắt đầu từ việc nghe , nói rồi mới đến đọc và viết . Thế nhưng ở Việt Nam thì ngược lại. Trong trường Đại học , Cao đẳng , ngoại ngữ chỉ là một môn phụ, không được chú trọng bằng các môn học khác ( không kể các trường chuyên ) , chuyện học hành thi cử lỏng lẻo cùng với sự đào tạo chủ yếu bằng mấy cuốn giáo trình không gây được hứng thú cho sinh viên . Thế nên việc học ngoại ngữ đối với sinh viên chỉ là chống đối , sao cho qua điểm D, học một cách thụ động , học trên lí thuyết ít có sự giao tiếp thực tế. Trường đã có trang thiết bị phục vụ cho việc học ngoại ngữ như loa đài , băng đĩa , giáo trình nhưng vẫn không đủ để đáp ứng cho một lượng sinh viên quá lớn. Hầu hết các trường, các ngành đào tạo đều chọn tiếng Anh là môn học bắt buộc , còn các ngoại ngữ khác như tiếng Pháp , tiếng Trung , tiếng Nhật … bị xem nhẹ.
Các  Trung tâm dạy học , luyện thi chứng chỉ , luyện thi toeic chạy đua về số lượng còn chất lượng thì không đảm bảo , thêm nữa trên thị trường tràn lan các loại sách , băng đĩa lậu khiến cho sinh viên hoang mang không biết nên học ở đâu , nên mua loại sách gì để đảm bảo chất lượng tốt nhất. Hơn nữa chi phí để học ngoại ngữ ở trung tâm là không nhỏ và thời gian của sinh viên cũng không rảnh rỗi nhiều nên chỉ những người thực sự có nhu cầu mới đi học. Và cũng rất khó để tìm ra một phương pháp học ngoại ngữ sao cho phù hợp và có kết quả tốt.
Việc học ngoại ngữ ở Việt Nam đang là một vấn đề nan giải chưa có hồi kết.
Một vài lời khuyên cho các bạn đã , đang và sắp học ngoại ngữ:
 ‘’ phải luôn luyện tập , học mọi nơi mọi lúc . có từ điển tốt , chăm chỉ và say mê thực sự ‘’ –  Võ Thị Tố Tâm – Đh Kinh tế ĐHQGHN.
‘’  Làm nhiều dạng bài tập , mỗi ngày dành ra một khoảng thời gian để học , tốt nhất là nên tham gia vào NGO do người nước ngoài tổ chức vừa làm từ thiện vừa rèn kĩ năng nghe nói , tập suy nghĩ , viết nhật kí bằng tiếng anh … ‘’ – Lê Thị Minh Châu – Hs trường Quốc học Huế chia sẻ kinh nghiệm bản thân.
Thay cho lời kết mong các bạn sinh viên tự giác , có ý thức hơn trong việc học ngoại ngữ vì việc này là vô cùng cần thiết , nhà trường cần thắt chặt hơn nữa khâu quản lí và giáo dục tạo mọi điều kiện tốt nhất cho sinh viên trong quá trình học tập.


Phalaibuon - bài nháp của bài tập môn tiếng Việt thực hành

p/s : tác giả bài viết này là một người học rất kém môn tiếng anh.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét