Quỳnh Thư gặp An trong một chiều cuối thu khi cô cùng với nhóm bạn mang
những chiếc khăn , mũ len tự đan đến để cho những em nhỏ ở trại trẻ mồ
côi . Đó không phải lần đầu tiên cô đến nơi ấy , nhưng chưa bao giờ cô
thấy An. Nghe mẹ Bảo nói mẹ gặp An ở ngoài chợ , khi ấy em đang bò lê
trên con đường nhầy nhụa đầy rác rưởi để xin ăn. Mẹ đã đưa em về đây và
chăm sóc em như những đứa trẻ khác. An là cái tên mà mẹ Bảo đặt cho cô
bé con ấy...
-" Chị Thư dạy em đan khăn với nhé , em cũng muốn giúp chị đan khăn. "
Lời đề nghị của cô bé mười tuổi khiến Thư giật mình . Cô cứ đinh ninh
rằng trẻ con thì ham chơi , chẳng mấy hôm là lại chán ngay. Cô dạy cho
An cách đan một chiếc khăn đơn giản chỉ gồm những mũi lên và mũi xuống.
Vì bận rộn cho kì thi tốt nghiệp và thi đại học , Thư ít ghé trại trẻ
hơn và cô cũng quên bẵng đi việc dạy đan cho An. Trước kì thi đại học
hai ngày , Thư nhận được một gói đồ được chuyển từ Trại trẻ tới , trong
đó là chiếc khăn len dài với những mũi đan sai lệch , méo mó , chỗ to
chỗ bé. Cô miết nhẹ cái khăn và áp nó vào lòng. Cô thấy tim mình ấm áp
lạ thường...
...
-" Chị à , lần này chị sẽ đi đâu tặng khăn ạ ?"
-" Chị
cùng với những người bạn trên viết truyện đang đan khăn để tặng cho
những em nhỏ và những cụ già có hoàn cảnh khó khăn ở bệnh viện Nhi Trung
Ương và viện dưỡng lão."
-" Viết truyện là cái gì hả chị ?"
-"Một trang mạng cho những người có sở thích viết truyện đăng truyện của mình trên đó." Thư khẽ cười , xoa đầu An.
-" Em không biết đâu , khó hiểu quá đi . Khăn của em đan có được đem tặng không ạ ? Nó xấu quá ."
Thư bật cười khi An xìu mặt xuống , buồn buồn : " Em ngốc này , quan
trọng không phải cái khăn xấu hay đẹp mà là tấm lòng của mình kìa."
Hình
ảnh một đứa trẻ mười một tuổi cắm cúi với đôi que đan và cuộn len hằn
sâu vào trong tâm trí của Quỳnh Thư . An chỉ là một đứa trẻ , nhưng em
có một trái tim thiện lương và trong sáng. Mặc dù những chiếc khăn em
đan có hình thức không thật đẹp nhưng ẩn chứa trong đó là cả một tình
yêu thương , một sự sẻ chia. An vẫn tiếp tục học đan những kiểu khăn mới
và năm nào em cũng gửi khăn cho Quỳnh Thư.
...
Những chiếc khăn len với nhiều màu sắc và hoa văn đẹp
mắt, những con búp bê len xinh xắn được bày trên một mảnh bạt nhỏ nơi nề
đường. Người đi đường tò mò xúm vào xem xét. Người thì khen , người thì
chê. Họ cầm lên , đặt xuống. Có người mua , không hề mặc cả , có người
trả giá xuống thấp một nửa so với giá mà cô bé bán hàng đưa ra... Họ hết
bình phẩm về những chiếc khăn thì quay ra thắc mắc , tò mò vì sao cô bé
bán hàng chỉ ngồi yên một chỗ chứ không đứng lên ngay cả khi người ta
trả tiền khăn. Họ nói em hỗn , rồi thì có người biện hộ rằng em còn bé
không hiểu chuyện...Em vẫn chỉ cười chứ không nói gì.
- " Hôm nay bán được nhiều không em?"
- " Dạ , được bốn chiếc thôi chị ạ. Hình như người ta không thích khăn len."
- " Không phải là người ta không thích mà chắc người ta không cần dùng đến."
- " Tiền bán khăn đây chị , chị cầm rồi lát đi mua vở và bút cho các bạn ấy nhé."
Thư
đỡ An lên chiếc xe lăn , xin lỗi những người xung quanh , cô bắt đầu
dọn hàng. Đám người lặng đi . Họ nhìn nhau . Một người cất tiếng hỏi : "
Chuyện này là như thế nào vậy cô bé ?"
- " Dạ , những thứ này là do em , những người bạn của em và An đan để
bán lấy tiền mua vở , bút cho những trẻ em ở trại trẻ mồ côi. " Cô vừa
nói vừa thu dọn đồ.
Số đồ hôm đó bán hết được một nửa. Có lẽ người ta mua vì lòng trắc ẩn , vì sự thương hại nhiều hơn là mua vì cần.
...
Một ngày , Thư nhận được tin An khoe mình đứng đầu trong một
cuộc thi hát qua điện thoại. Cô bé thực sự vui mừng và nôn nóng được
xuống Hà Nội nhận giải . Và Thư đưa cô bé đi. Chiếc xe lăn được đẩy vào
căn phòng mà khi Thư hỏi nơi nhận giải thì bảo vệ chỉ cho cô.
-" Cô bé hát rất hay nhưng...nhưng chúng tôi muốn đào tạo người thắng
cuộc trở thành một ca sĩ tuổi teen độc quyền mà điều này thì có vẻ như
cô bé không phù hợp. Thế nên kết quả cuộc thi sẽ được hủy bỏ , giải nhất
sẽ được trao cho người đang đứng vị trí thứ hai."
Thư bực bội ra mặt , định lên tiếng phản đối thì An kéo tay cô và nói
thầm : " Thôi bỏ đi chị , người ta nói đúng , mình về thôi." Những vòng
bánh xe quay tròn , quay tròn đưa hai con người rời xa căn phòng lạnh
lẽo ấy cũng âm thầm như khi họ bước vào nơi ấy.
...
"Có những chiều chợt buồn ...
Em nhớ ...
Nhớ những nỗi đau đã qua
Nhớ những nỗi đau còn mãi ...
Để thấm thía thế nào là đau.
Để cảm nhận giọt nước mắt ấm nóng chảy trên má.
Để
biết giọt nước ấy mặn đến đâu ... Nhưng chị ạ , dù nỗi đau có lớn đến
mấy, dù người ta có nhìn em bằng ánh mắt kì thị thì em vẫn phải sống ,
vẫn phải cố gắng. Vâng , em không có cha , em không có mẹ , em không có
đôi bàn chân lành lặn nhưng nhất định em vẫn may mắn hơn bao nhiêu người
khác, em có trái tim khỏe mạnh , có đôi tay và có rất nhiều người yêu
thương em. Chị đừng quá lo lắng cho em. Em ổn mà."
Đọc những dòng chữ trên tấm giấy trắng lúc chiều An đưa mà Quỳnh Thư
rưng rưng nước mắt. Cô bé ấy mới mười lăm tuổi nhưng em kiên cường ,
mạnh mẽ hơn những gì mà cô nghĩ. Cô khẽ nhắm mắt , nắm chặt bức thư và
thầm mong cuộc sống sẽ chan hòa hơn với  An và những người khuyết tật
khác.


~~~phalaibuon~~~