BI KỊCH HI LẠP
Bi kịch Hi Lạp là một vẻ đẹp đặc sắc của Hi Lạp cổ đại, là một thành tựu quan trọng vào bậc nhất của nền văn học này. Bi kịch là một bước phát triển cao của nghệ thuật thi ca Hi Lạp (Mĩ học- Hegel) ra đời trong khoảng thế kỉ thứ 6 đến thế kỉ 4 trước C.N- thời kì hình thành chế độ chiếm hữu nô lệ.
Thành bang Athens là nơi khai sinh những khúc hát dithyrambe- nguồn gốc của bi kịch, nơi chứng kiến những cuộc xung đột giũa tầng lớp quí tộc cầm quyền và nhân dân lao động. Ngoài ra còn có mâu thuẫn giữa tầng lớp quí tộc ruộng đất bảo thủ chuyên chế và tầng lớp chủ nô công thương đối lập với tầng lớp dân tự do theo trào lưu tự do dân chủ.
Đây là thời kì nền văn hóa Athens phát triển toàn diện. Những ngôi đền thờ thần linh xây bằng đá cẩm thạch trắng, tượng ngà voi và vàng (pho tượng Zeus và Athena), hoặc đúc bằng đồng đồ sộ. Đồ gốm có những bức họa vẽ điển tích thần thoại. Thời kì thịnh vượng này bị quân xâm lược Ba Tư nhiều lần xâm lược. Dân chúng phải đổ bao xương máu để trả giá cho sự thịnh vượng của thành Athens. Nơi đây cũng là trung tâm nảy sinh mâu thuẫn xung đột xã hội. Đất nước Hi Lạp đạt bước phát triển cao về mọi mặt kinh tế chính trị, quân sự và văn hóa. Tuy vậy, để đạt được bước tiến đó nhân dân Hi Lạp và nhân loại nói chung phải trả giá khá đắt vì đây làsự mở đầu kỉ nguyên đau khổ của nhân loại. Biết bao tấn bi kịch xã hội nảy sinh. Văn học nghệ thuật phải sáng tạo một loại hình nghệ thuật mới để phản ánh những xung đột gay gắt không thể hòa hoãn- đó là bi kịch .
Thể loại bi kịch thỏa mãn nhu cầu cuộc sống tinh thần của lớp người đã có tư tưởng tự do – dân chủ, đã biết ý thức về vai trò của cá nhân đối với thế giới, với cuộc sống xã hội. Họ suy tư trăn trở về cuộc đấu tranh của con người thời đại, sẽ phải gồng mình lên đương đầu với số mệnh, với cuộc sống và chấp nhận sự đụng độ một mất một còn. Các lực lượng xã hội mới tiến bộ như quí tộc công thương, thợ thủ công, tiểu chủ đã nắm lấy bi kịch như một vũ khí đấu tranh chống lại giai cấp quí tộc ruộng đất để khẳng định khát vọng dân chủ của mình. Biểu hiện đầu tiên là việc thờ cúng thần Rượu nho Dionisote ngày càng phổ biến lấn át các vị thần khác Thần Rượu nho đem lại lợi ích cho giới công thương và tiểu chủ và cho cả đất nước Hi Lạp. Đến thế kỉ 6 trước C.N tiếm vương Pidisterate cho mở lễ hội lớn cúng Thần Rượu Nho hàng năm. Vở bi kịch đầu tiên ra mắt công chúng với nội dung thuật lại cuộc đời gian truân, đau khổ của Dionisote.Từ đề tài thần Dionisote, các nhà soạn kịch mở rộng ra nhiều nhân vật khác nữa.
Ban đầu, vở diễn chỉ có một dàn đồng ca, sau đó một diễn viên tách ra ứng diễn trả lời, đáp lại những lời hát của dàn đồng ca. Dần dần số diễn viên tách ra ngày càng nhiều hơn . Người ta còn đeo mặt nạ cho diễn viên .
Mỗi năm nhà vua mở cuộc thi diễn kịch. Mỗi tác giả dự thi bộ ba vở bi kịch và một vở hài kịch nhỏ. Số vở kịch còn sưu tầm được ngày nay chỉ là số nhỏ còn sót lại .
GIỚI THIỆU BA TÁC GIẢ VÀ TÁC PHẨM TIÊU BIỂU
1 . ESCHYLE VÀ “PROMETHE BỊ XIỀNG”
Eschyle (525 – 456 tr.C.N) là cha đẻ của bi kịch cổ đại Hi Lạp (nhận xét của Engels) Ông là nhà thơ của thời kì dân chủ hình thành với những xung đột gay gắt của nó. Là thi sĩ và cũng là chiến sĩ trong ba trận chiến thắng lừng lẫy của người Hi Lạp: trận Maraton, trận Salamin và Plate. Ông đã viết tất cả 90 vở kịch, nay chỉ còn lại 7 vởCác vở Bảy tướng đánh thành Thebes, Quân Ba Tư, Oresti, Agamennon, Các nữ thần ân đức, Những người thiếu nữ cầu xin, Những người phụ nữ mang đồ tế lễ .v.v..
Vở bi kịch “Promethe bị xiềng“ (có thể viết năm 469 ?) là tác phẩm nổi tiếng nhất của ông và là vở tiêu biểu cho giai đoạn đầu của bi kịch Hi Lạp. Cốt truyện cũng mượn từ thần thoại Hi Lạp nhưng chỉ xoay quanh phần xung đột quyết liệt nhất
Vị thần Promethe là hiện thân của lí trí, thắng lợi đầu tiên của con người khi tìm ra lửa .
Promethe là một thần titan (khổng lồ) xuất hiện ở đầu vở kịch như một kẻ phạm tội ăn cắp lửa của trời đem cho loài người. Đó là hành động vô cùng cao cả đưa loài người ra khỏi tối tăm ngu muội và họa diệt chủng, lại tiếp tục nâng con người lên giai đoạn văn minh
Chàng nói:“loài người khốn khổ kia, hắn (thần Zeus) không hề bận tâm nghĩ đến các người. Hắn còn muốn tiêu diệt loài người để tạo ra giống loài khác. Thế mà không một ai phản đối trừ ta. Ta đã cố tình phạm tội, chính vì muốn cứu vớt loài người, ta đã tự chuốc lấy đau khổ hôm nay“
Hình tượng Promethe – người chiến sĩ với khát vọng cháy bỏng về tự do và đấu tranh đã trở thành nguồn cảm hứng lớn cho Karl Marx (Các Mác) viết luận văn tiến sĩ triết học của mình. Theo lời Marx “triết học xưa nay bao giờ cũng đấu tranh cho Tự do của loài người, do đó Promethe là vị thánh đầu tiên, người tuẫn tiết đầu tiên trong lịch sử triết học“ .
Là người chiến sĩ đấu tranh cho Tự do mà “tự do là sự nhận biết cái tất yếu“ (Marx), Promethe đã chỉ ra rằng “ông vua đương vị ấy rồi đây sẽ bị tống cổ một cách nhục nhã“ . Nghĩ về bản thân mình, Promethe cũng ý thức được rằng:”đã là kẻ thù thì phải chịu đựng sự ngược đãi của kẻ thù, điều đó chẳng có gì xấu xa“ .
(ghi chú: Promethe nguyên gốc tiếng Hi Lạ Promethens nghĩa là: tiên tri )
Đây là vở kịch thứ hai trong bộ ba: Promethe người mang lửa, Promethe bị xiềng và Promethe được giải phón . Vở thứ nhất và vở thứ ba mang dáng dấp anh hùng ca, riêng vở thứ hai mở ra thể loại bi kịch nên chúng ta chỉ nghiên cứu vở này.
NHÂN VẬT
Thần Quyền Lực
Thần Bạo Lực
Hephaistote: Thần Thợ Rèn
Promethe
Pozeidon (hoặc Neptun): Thần đại dương
Mười vị nữ thần
Hecmet : Thần Truyền Tin
Đội Đồng Ca: gồm các nàng Osealite.
2. SOPHOCLE VÀ “EUDIPE LÀM VUA “
Sophocle (496 – 406) được mệnh danh là “nhà thơ của thời kì dân chủ cực thịnh“Ông là người am hiểu nghệ thuật kịch hơn ai hết và muốn kịch phải thực sự là hình ảnh của cuộc sống. Với kịch, ông đã tạo ra những “đòn sấm sét tâm lý”, những đám cháy lương tâm“ hết sức hồi hộp và hứng thú. Sophocle đã đưa bi kịch lên tới mức hoàn mĩ của thể loại bi kịch phức tạp (nhận xét của Aristote – Poetics). Nhân vật của ông là những nhân vật lí tưởng – “những con người cần phải như thế”. Sáng tác của ông gồm 120 vở, trong đó 24 vở đạt giải nhất quốc gia, nay chỉ còn lại 7 vở. Tiêu biểu nhất là vở “Eudipe làm vua” “Angtigon” là vở kịch bằng thơ, khai thác đề tài từ truyền thuyết về thành Tebơ. Trong cuộc chiến tranh giữa Acgôx và Tebơ, hai người anh ruột của Angtigon đều tử trận. Theo huyết thống Crêông lên thay Êtêôclơ trị vì thành Tebơ. Sau khi lên thay Crêông không cho bất cứ ai chôn cất thi hài Polinix. Xót tình máu mủ, Angtigon một mình làm những nghi lễ mai táng cho anh. Sau đó nàng bị bắt và Crêông quyết trừng phạt nàng bằng cách giam nàng vào trong ngôi nhà mồ của dòng họ nàng. Bất bình trước việc làm tàn ác của cha đối với người vợ sắp cưới của mình nên Hêmông ra sức khuyên can cha nhưng không được. Cuối cùng khi Crêông ra lệnh phóng thích Angtigon thì nàng đã thắt cổ tự vẫn. Hêmông cũng kết thúc đời mình bên xác người yêu. Ơrydix- mẹ của Hêmông sau khi biết tai hoạ nói trên cũng dùng kiếm tự sát.Vở kịch kết thúc bằng sự nhận ra lỗi lầm của Crêông.
Kịch của Sophocle đa dạng về mặt đề tài, phong phú về mặt nội dung và giàu tính triết lý. Xung đột xảy ra thường là những con người cao quý trọng danh dự, giàu tình nghĩa và giàu tính nhân bản với những thế lực độc đoán, bạo tàn. Mở đầu vở kịch, Angtigon bộc lộ ý định chôn cất thi hài người anh với lời lẽ hết sức cảm động khi nói với đứa em của mình :”Chồng này chết đi, em còn lấy được chồng khác và sinh con đẻ cái với người ta, còn cha mẹ chúng ta đã chết rồi, làm sao còn sinh cho em một người anh khác nữa”.
Trước thái độ tàn nhẫn của Crêông, nàng nói:”Tôi sống để yêu thương chứ không phải sống để căm thù”. Xung đột giữa Angtigon và Crêông theo Hêghen thì “đó là xung đột giữa lợi ích gia đình và lợi ích quốc gia”, nói một cách khác đó là xung đột giữa đạo lý và pháp lý. Vậy giữa hai cái đó đâu là chân lý. Ta hãy nghe Hêmông- người yêu của Angtigon đồng thời là con của Crêông biện luận trong cuộc đối thoại sau :
Crêông (C) : Thế con kia không phản nghịch là gì ?
Hêmông (H) : Tất cả nhân dân thành Thebes này không ai nghĩ rằng nàng như vậy cả.
C : Thế ra ta phải tuân theo mệnh lệnh của nhân dân thành bang này hay sao?
H : Cha trả lời hệt như trẻ con. Chắc cha cũng biết thế ?
C : Vậy ta cai trị đô thị này cho một người khác hay sao ?
H : Không có quốc gia nào là của riêng một người nào cả !
C : Một đô thị không phải là của một người đứng đầu thì là của ai ?
H : Nếu đô thị ấy không có người thì cha cai trị ai ?
C : À té ra thằng này bênh vực cho đàn bà nhỉ ?
H : Thưa cha, nếu cha là người đàn bà, thì chính con là người bênh vực đàn bà, vì ở đây con chỉ biết có bênh vực cha thôi !
C : Đồ bất hiếu ! Mày dám buộc tội cha mày à?
H : Bởi vì con thấy cha xúc phạm đến Thần công lý?
Luật pháp mà Hêmông và Angtigon bảo vệ là luật pháp của thần công lý. Đó là luật pháp được nhân dân lưu truyền và gìn giữ. Nó là luật pháp nhân đạo và đó là chân lý vì nó phù hợp với nguyện vọng của nhân dân. Ý nghĩa đích thực của hình tượng Angtigon là ở chỗ đấu tranh cho sự khẳng định chân lý đó.
Khác với Eschile miêu tả thế giới thần linh với các mâu thuẫn và những ý chí chi phối cuộc sống con người, bi kịch của Sophocle miêu tả thế giới con người với những đau khổ, buồn vui do chính bản thân họ gây nên. Sophocle đã kéo bi kịch từ “trên trời xuống hạ giới”. Thể hiện ở chỗ ông để cho nhân vật của mình hành động hoàn toàn độc lập và chịu trách nhiệm về số phận của mình. Các vị thần linh trong kịch của ông bị đẩy lùi ra phía sau sân khấu. Bi kịch ở đây hoàn toàn do con người gây nên. Angtigon có kết cấu rất chặt chẽ, hành động thống nhất, đối thoại sắc xảo, giàu xung đột kịch tính là điểm nổi bật tài năng Sophocle.
Trước khi phân tích vở kịch này, chúng ta hãy nghiên cứu những đặc trưng bi kịch mà đến giai đoạn Sophocle nó mới định hình và đạt tới tác phẩmbi kịch mẫu mực .
Bi kịch là thể loại có truyền thống lâu đời . Theo dòng lịch sử, nó tiếp tục không ngừng phát triển qua từng giai đoạn, thậm chí đổi mới ở từng tác phẩm lớn .
Bi kịch hiện đại vẫn còn kế thừa tinh hoa của bi kịch truyền thống. Bởi vì thể loại cũng có “kí ức“, nó không quên cội nguồn đã sinh ra nó.
Bi kịch Hi Lạp là sản phẩm văn hóa của nền dân chủ – chủ nô Athens. Do đó khi chế độ này chấm dứt vai trò lịch sử của nó thì bi kịch cũng rút lui.
Tuy nhiên, giá trị tư tưởng – nghệ thuật của nó là bất diệt, tiếp tục được kế thừa trong tất cả bi kịch của những thời đại sau đến tận ngày nay .
Bi kịch tạo ra được hiệu quả thẩm mĩ là “thanh lọc tình cảm thông qua xót thương và sợ hãi“.(Poetics – Aristote. Sự xót thương nảy sinh khi vở kịch trình bày cảnh người vô tội chịu điều bất hạnh, và sợ hãi nảy sinh khi thấy một người giống như ta lại gặp điều bất hạnh”.
Bi kịch là sự bắt chước một hành động hoàn chỉnh, nó cố hết sức mình để kết thúc trong vòng một ngày , xảy ra ở một nơi và xoay quanh một hành động chính – đó là quy tắc “tam duy nhất“ mà Aristote đã đúc kết qua nhiều vở kịch thành công.
Có ba lí do chọn vở “Eudipe làm vua” làm tác phẩm bi kịch mẫu mực:
Đề tài và sự tích vua Eudipe có ý nghĩa đặc biệt trong lịch sử văn học châu Âu. Hầu như trong giai đoạn nào cũng có tác giả lớn tìm đến đề tài này mà tiếp tục khai thác. Ngay thời cổ đại, cả ba tác giả lớn chứ không riêng Sophocle sáng tác về vua Eudipe .
Trong cuốn Thi pháp (Poetics) của Aristote, vở kịch này được nhắc đến nhiều nhất, góp phần khẳng định lí luận về bi kịch. Về sau, nhà soạn kịch Pháp thế kỉ 17 Corneill và nhiều nhà soạn kịch Tây Âu đều phải công nhận vở “Eudipe làm vua” là “hiện thân tuyệt đối của tư tưởng thể loại”.
Vở kịch dựa theo “Truyền thuyết cổ xưa về vua Eudipe“ lưu hành với nhiều dị bản .
Nguyên văn tựa đề là: Eudipe – tiranos (nghĩa là Eudipe – kẻ tiếm quyền).
Tóm tắt truyển thuyết như sau:
Các vị thần linh phán truyền lệnh cấm vua Laios và hoàng hậu Jocaste ở thành Thebes sinh con nối dõi. Nếu trái lệnh thần linh, đứa con sẽ phạm tội giết cha lấy mẹ Nhưng họ lại lỡ sinh được một đứa con trai. Hoảng sợ, hai người sai một đầy tớ đem đứa bé vào rừng sâu vứt bỏ. Đứa bé bị xâu chân bằng một sợi dây thép nên chân sưng tấy lên, người đầy tớ gọi là thằng bé Eudipe (nghĩa là chân sưng). May thay anh đầy tớ động lòng thương đứa bé nên giao cho một người chăn cừu ở xứ Corinte láng giềng đem đứa bé làm con nuôi đi biệt tích.Người chăn cừu đem đứa bé sang nước láng giềng Corinte rồi đem dâng cho vua và hoàng hậu không có con để làm con nuôi .Họ rất mừng, nuôi đứa bé nuông chiều hết mực, cho học hành luyện tập trở thành một hoàng tử tài giỏi. Eudipe lớn lên không hề biết rõ nguồn gốc thực sự của mình.
Tình cờ trong một buổi tiệc rượu , một viên quan say rượu đã nói chàng không phải con đẻ của nhà vua . Chàng buồn bã hỏi cha mẹ . Mọi người đều khẳng định chàng là hoàng tử ruột . Vẫn còn hoài nghi , chàng vào đền thờ thần hỏi về nguồn gốc của mình . Vị thần trả lời “ ngươi sẽ giết cha và cưới mẹ” . Kinh hoàng vì lời phán truyền , Eudipe lẳng lặng bỏ xứ Corinte ra đi để tránh lời nguyền. Đến một đoạn đường hẹp, chàng gặp một cỗ xe ngựa có lính hộ tống một ông già ngồi trên xe. Đám lính hách dịch quát mắng chàng phải tránh đướng cho xe qua. Chàng nổi giận đánh trả những tên lính thô bạo và giết chết toàn bộ đoàn xe trừ một người hầu nhanh chân bỏ chạy thoát thân .Người ngồi trên xe chính là vua Laios , còn người chạy thoát lại là lão đầy tớ ngày xưa đã đem Eudipe vào rừng .
Chàng Eudipe tiếp tục cuộc hành trình hướng về thành Thebes định mệnh .Lúc này thành Thebes gặp tai họa liên tiếp. Vua vừa bị một đám cướp giết chết theo lời người đầy tớ thoát thân về thuật lại) thì xuất hiện một con quái vật tên là Sphinx . Nó là một con nhân sư – thân mình sư tử đầu người khuôn mặt khá giống phụ nữ.Nó đứng ở ngã ba đường chặn cửa vào thành Thebes đưa ra câu đố : “Con gì sáng đi bốn chân, trưa di hai chân, chiều đi ba chân ? “.Ai không trả lời đúng bị nó ăn thịt. Nhiều người dân thành Thebes đã bị nó giết hại. Hoàng hậu vừa góa chồng đành phải ra thông cáo tìm người tài giỏi giải đáp câu đố của con quái vật, ai đáp được sẽ nhường ngôi vua. Eudipe nghe thông báo liền nhận lời . Chàng gặp con Sphinx và trả lời – “đó là con người“. Con quái vật xấu hổ chịu thua và biến mất .
Dân chúng thành Thebes thoát nạn, hoàng hậu giữ lời cam kết, đưa Eudipe lên làm vu . Chàng hoàng tử lang thang nhờ trí tuệ bước thẳng lên đỉnh vinh quang và quyền lực. Và khoảng cách từ chiếc ngai vàng đến cái giường của hoàng hậu chẳng bao xa, vua trẻ Eudipe đã cưới hoàng hậu Jocast. Họ sống hạnh phúc, sinh hai trai hai gái .
Cốt truyện kịch chỉ bắt đầu từ đây:
Một tai họa mới giáng xuống dân chúng thành Thebes: mất mùa trồng trọt, gia súc chết toi, đàn bà không sinh nở được. Dân chúng chỉ còn trông chờ trí tuệ siêu phàm của nhà vua trẻ tài ba Eudipe cứu dân. Thần linh phán truyền rằng tai họa đó là sự trừng phạt thành Thebes phạm tội đang chứa chấp kẻ giết vua Laios . Muốn tránh khỏi tai họa phải tìm ra và trừng trị kẻ sát nhân. Vua Eudipe quyết tâm truy tìm thủ phạm. Nhà tiên tri mù Tiretias được vua mời đến. Lúc đầu ông từ chối trả lời, sau bị vua ép quá ông buộc phải nói ra sự thật – chính Eudipe là thủ phạm! Nhà vua nổi giận trước sự tố giác quá bất ngờ . Nhưng điều đó khiến Eudipe trăn trở suy tư tìm hiểu lai lịch của mình. Tình cờ người chăn cừu ngày xưa xuất hiện, thuật lại những sự kiện trước đây , khiến Eudipe càng nghi ngờ lai lịch của mình … Người đầy tớ già bị ép phải nói sự thật, và ông lão đã thú nhận mọi chuyện ngày xư . Trong quá trình điều tra, hoàng hậu Jocaste đã đoán biết sự thật nên lo sợ mà can ngăn vua thôi không điều tra nữa. Nhung vua quyết tâm đi đến cùng . Khi sự thật được sáng tỏ, hoàng hậu đã thắt cổ tự vẫn. Trước thi hài của hoàng hậ , vua Eudipe rút cây trâm tự chọc thủng đôi mắt mình để tự trừng phạt thủ phạm. Rồi chàng bỏ kinh thành Thebes ra đi tự lưu đày tha phương. Vở bi kịch kết thúc.
Truyền thuyết còn kể thêm đoạn chót. Một trong hai con gái của họ đã tự nguyện theo cha đi lang thang để săn sóc người cha mù lòa. Cuối cùng, nhà vua Eudipe chết rụi ở một xó rừng.
Cũng như những tác phẩm lớn, “Eudipe làm vua” lung linh nhiều tầng ý nghĩa. Trải qua mỗi thời đại, người ta lại phát hiện những ý nghĩa mới, sự tranh luận không bao giờ cạn
1) Quan điểm phê bình truyền thống cho rằng vở kịch nhấn mạnh tư tưởng về sự phù phiếm của vinh quang và sự mỏng manh của hạnh phúc đời người. Quan điểm của giới văn học bi quan cho rằng vở bi kịch này chỉ là sự ý thức về cái phù phiếm của con người. Họ bám chặt những lời ca của dàn hợp xướng: “Ôi hỡi con người tội nghiệp ! Thế hệ này qua thế hệ khá , ta chỉ thấy ở các người một sự hư vô ”.
Họ căn cứ vào lời hát kết thúc của dàn đồng ca hợp xướng:”Vinh quang của thành công như ánh hào quang mặt trời chói lọi nhưng rồi sẽ tắt lịm khi trời đã về chiều“. Vua Eudipe đã đạt tới tột đỉnh vinh quang hạnh phúc mà phút chốc tất cả đổ sụp .Eudipe thấm thía nỗi cay đắng của bất hạnh. Số phận con người như chiếc thuyền lênh đênh trên biển rộng. Con thuyền Eudipe ghé vào thành Thebes, rồi ghé vào giường hoàng hậu, tưởng rằng đó là nơi yên ổn. Nào ngờ chính nơi ấy là vực thẳm. Nhiều nhà văn lớn về sau cũng có cách nhìn hiện thực cuộc sống một cách tỉnh táo như vậy. Con người duy trì và xây dựng cuộc sống với bao lo toan và nỗ lực nhằm tạo ra những giá trị thực đóng góp cho cuộc sống. Nỗ lực tìm tòi chân lí theo nghĩa rộng bao gồm cả cái Đẹp và cái Thiện.
Dù sao tác phẩm này vẫn có ý thức xây dựng chứ không phải như những tác phẩm hiện đại theo chủ nghĩa hư vô phù phiếm suy đồi.
Phê phán quan điểm suy đồi:
Những triết gia và thi sĩ suy đồi đời sau đã coi lời hát ấy là tư tưởng chủ đạo của tác phẩm . Sai lầm của họ là đem tách “một lời hát – một chi tiết“ ra khỏi toàn cảnh mà quên tập trung nghiên cứu tác phẩm như một chỉnh thể, nhất là cần phải chú ý đến cao trào xung đột . Đấy chỉ là một thói thường của người đời: lẩy ra một đôi câu văn, câu thơ từ một tác phẩm nào đó để áp dụng cho những cảnh đời khác theo lối “tư biện“ .
Vở bi kịch “Eudipe làm vua” sẽ không phải là một kiệt tác của nhân loại nếu tư tưởng chủ đạo của nó là triết lí về sự phù phiếm của vinh quang và hạnh phúc.
2 ) Quan điểm phê bình hiện đại
Cho rằng tư tưởng về sự phù phiếm của vinh quang hạnh phúc chỉ là phụ , có một tư tưởng quan trọng hơn thể hiện trong vở bi kịch- đó là cảm hứng chân lí, cảm hứng khát khao sự thật. Ấy là chưa kể đến ước mơ của nhân dân về một minh quân của đất nước. Và bao trùm hơn nữa là triết lí về khả năng của con người trong việc khám phá thế giới và khám phá ngay bản thân mình.
Ngay ở nước ta, trong những giai đoạn trước đây, văn học chú trọng nêu cao yêu cầu đấu tranh cho Tự do hơn là yêu cầu Chân lý. Thực ra hai mục tiêu này gắn bó mật thiết với nhau. Hãy đọc lời tâm sự của nhà văn Maxim Gorki: “Sự thật là tôn giáo của người tự do, dối trá là tôn giáo của kẻ nô lệ”.
Trong vở bi kịch của Sophocle, chủ đề “tìm tòi sự thật” đã được triển khai ngay từ đầu ở nhân vật chính- Eudipe. Chàng khát khao muốn biết rõ lai lịch của mình. Nhân vật phụ nhưng rất quan trọng là nhà tiên tri mù Tiretias đã không sợ sự trừng phạt, dám công bố sự thật phũ phàng.
PHÂN TÍCH HAI NHÂN VẬT TIRETIAS VÀ EUDIPE
Nhân vật Tiretias
Nhà tiên tri mù lòa có năng lực tiên tri phi thường, hiểu thấu mọi việc đã qua và thấy trước việc phải đến. Khi được triệu vào cung, ông đã chỉ ra đích danh thủ phạm giết vua. Nhà vua nổi giận la thét đe dọa. . . ông không hề nao núng và không chịu cải chính. Ông trả lời “Ta chẳng có gì phải sợ hãi vì ta nuôi trong mình sức mạnh của chân lí“ . Ông biết sự thật và tin ở sức mạnh và uy tín của nó. Lúc đầu ông từ chối trả lời chỉ vì thương xót, tiếc rẻ một nhà vua trẻ phải đau khổ quá sớm khi nhận ra sự thật phũ phàng của y. . Lúc ấy ông không định che giấu sự thật mà chỉ vì ông tin rằng sớm muộn sự thật cũng được công bố, lúc này còn sớm quá, không nỡ lòng. . . Nhưng khi vua Eudipe nài ép, lại toan đổ tội cho ông đồng lõa với thủ phạm thì cực chẳng đã ông phải trả lời, mà khi đã nói thì ông quyết giữ lời, kiên quyết bảo vệ chân lí.
Nhân vật chính Eudipe – nhân vật bi kịch
Điều đẹp đẽ nhất của nhân vật chính Eudipe là thái độ dũng cảm của con người trước sự thật về chính bản thân mình . Nhưng trước đó, cảm hứng tìm kiếm sự thật đã phải trải qua những thử thách ghê gớm .
Lúc đầu, Eudipe sốt sắng mở cuộc điều tra với mục đích chân chính cứu dân thành Thebes khỏi tai họa do thần thánh trừng phạt . Quá trình điều tra khiến anh có thêm khao khát mới – sự thật về bản thân mình và nỗi sợ hãi phạm tội lỗi cũng phát sinh .
Trong mỗi giai đoạn điều tra, Eudipe đều có thể ngừng lại để xóa tội :
Khi nhà tiên tri nói ra sự thật chưa được chứng minh , Eudipe chỉ nổi giận xỉ mắng nhà tiên tri chứ không trừng phạt hoặc thủ tiêu ông ta để giấu tội.
Sau khi người chăn cừu nói ra một phần sự thật: Eudipe không phải là con đẻ của vua xứ Corinte. Ánh sáng sự thật đã le lói. Eudipe vẫn còn khả năng dập tắt hẳn. Anh dày vò trăn trở, giằng xé. Chỉ cần vài bước nữa sẽ tới sự thật, một sự thật khủng khiếp. Anh có dám bước tiếp hay không ?. Dàn hợp ca (và khán giả nữa) lo lắng hồi hộp theo dõi. Hoàng hậu Jocaste nhạy cảm đã can ngăn anh thôi không điều tra nữa. Có lẽ bà sợ hãi sự thật.
Eudipe đã quyết định, quyết hành động theo ý muốn da diết, khắc khoải của mình là tìm ra sự thật. Anh ra lệnh cho gọi lão đầy tớ – nhân chứng của vụ án và nhân chứng của lai lịch Eudipe buộc phải nói sự thật.
Khi lão đầy tớ ra mặt, Eudipe vẫn còn khả năng ngừng lại. Nhưng không, anh chỉ chần chừ một thoáng, rồi đi tới. Chi tiết bí ẩn cuối cùng của vụ án bật ra, tâm hồn Eudipe rơi xuống vực thẳm. Nhưng đây cũng là sự chiến thắng của chính anh- sự tự nhận thức cao cả đã hoàn thành .
Và đó chính là ý nghĩa lạc quan sâu sắc của vở kịch. Nhà thơ Sophocle có cùng quan điểm với triết gia Socrat – “người đưa triết học từ trên rời cao xuống đất” rằng: “anh hãy tự biết lấy mình.
Quá trình nhận biết của Eudipe khá gay go. Anh đã sẵn sàng đi tìm bằng được sự thật nhưng cũng muốn bám lấy một cọng rơm mong manh để giữ lấy thân mình. Đí là chi tiết lão đầy tớ khai: “một đám cướp đông đúc hung dữ đã giết vua Laios” đã khiến anh khấp khởi mừng thầm và hi vọng mơ hồ.
Xung đột chính của vở kịch là: anh vừa muốn biết sự thật lại vừa sợ hãi nó. Do vậy anh bị giằng xé, giữa tâm lí trăn trở và tâm lí tráo trở của mình.
Từ đó chúng ta có thể nói – kết quả anh đã giành chiến thắng. Lí tưởng đã thắng lợi nhưng anh phải tự nguyện trả giá thích đáng ở màn chót.
Chúng ta hãy đánh giá tài năng của Eudipe:
Trước hết, Eudipe có một trí tuệ siêu phàm nên đã giải đáp được câu đố hóc hiểm của con Sphinx. Đấy là một câu hỏi triết học: hỡi con người anh là ai ?
Nhìn chung anh đã hiểu thế giới, nhưng còn một điều quan trọng thì anh mù tịt- Eudipe là ai ? Như vậy, anh là kẻ tài giỏi hay ngu dốt ?
Thật ra vở kịch trình bày hai loại trí tuệ tương phản nhau .
Một là loại trí tuệ giúp con người hiểu biết thế giới khách quan khám phá được bí ẩn trong thế giới bên ngoài khiến anh ta có sức mạnh và quyền lực. Trí tuệ ấy giúp anh giải được câu đố hóc hiểm của con Sphinx và giành được ngôi vua. Khoa học tự nhiên và kĩ thuật đem lại cho con người loại trí tuệ này.
Hai là loại trí tuệ của sự hiền minh, là ánh sáng bên trong giúp con người hiểu biết thế giới chủ quan của chính mình, rồi tiến tới làm chủ bản thân mình. Kẻ nào không biết thì là kẻ ngu dố, biết mà không sống như cái trí tuệ ấy dẫn dắt là kẻ dối mình Văn học nghệ thuật đem lại cho con người loại trí tuệ này.
Vua Eudipe đã đạt được loại trí tuệ thứ nhất nhưng mù quáng về loại thứ hai – anh chẳng hiểu gì về bản thân mình. Đó là ngọn nguồn của bi kịch.
Eudipe dẫn tới chủ đề thứ hai: tham vọng quyền lực đến mức mù quáng cũng gây ra bi kịch. Ngay cái tựa đề vở kịch “Eudipe- Tiranos” nghĩa là “Eudipe kẻ tiếm quyền“ hoặc bạo chúa Eudipe cũng đã rõ. Số phận của y là số phận một bạo chúa. Hãy nghe dàn đồng ca hát rằng
Thói kiêu ngạo quá đáng đẻ ra bạo chúa
Sự kiêu ngạo trong một đầu óc say sưa
Say quá hóa rồ, sai lầm dại dột
Nó sẽ leo cao leo lên tót đính
Để rồi ngã xuống tận vực thẳm sâu .
Tội giết cha là do vô tình ngộ sát, không biết cha là ai. Tội đó không có ý ngĩa phạm tội để giành quyền lực. Dàn hợp xướng chỉ than vãn về tội loạn luân. Nhưng nếu bảo loạn luân cũng do vô tình không biết mẹ thì Eudipe vô tội chăng ?
Hành động thắng con nhân sư, theo truyền thuyết, có liên quan đến việc cưới hoàng hậu . Con nhân sư là giống cái. Eudipe thánh con nhân sư nghĩa là hiểu biết sự bí mật của nó. Theo quan niệm cổ đại,hôn nhân, ăn nằm với ai nghĩa là đã “biết người đó“. Kinh thánh Ki tô giáo cũng nói “Adam biết Eva và nàng có mang. Khi con nhân sư biến mất , ấy là lúc nó hỏa thân ẩn mình vào hoàng hậu Jocaste. Hoàng hậu lại trở thành “câu đố mới“ thách thức chàng Eudipe. Đến màn chót, khi Eudipe giải đáp được “câu đố mới“ ấy thì hoàng hậu treo cổ – biến mất.
Hành động cười hoàng hậu có ý nghĩa quan trọng nhất. Có phải là tội loạn luân như dàn đồng ca than vãn ?
Căn cứ vào mê tín và sách giải mộng của nền văn hóa cổ Hi Lạp còn lại, giấc mộng “ăn nằm với mẹ“ được giải thích như sau. Đó là giấc mộng lành đối với những thủ lĩnh, chính khách. Mẹ có nghĩa là “đất nước” là nguồn gốc sinh ra tất cả. Nằm mộng như thế là sắp được làm vua (làm chồng đất nước, hiểu biết đất nước). Hoàng đế La Mã Caesar từng kể đã nằm mơ cưỡng hiếp mẹ và nhà tiên tri giải thích: ngài sẽ trở thành hoàng đế .
Eudipe lấy mẹ là bắt đầu nắm quyền cai trị đất nước. Chính hoàng hậu cũng thản nhiên an ủi Eudipe khi anh nghe lời đồn đại về mình: “Trên thế gian này có bao kẻ nằm mộng ăn nằm với mẹ mình” .
Hai mẹ con tuổi tác chênh lệch quá xa, không thể cho rằng anh lấy hoàng hậu vì say đắm dục vọng. Thật ra, đó là vì danh vọng, anh đã hành động chính trị để giữ chắc ngôi vua mà thôi Hành động ấy là quan trọng nhất- anh phải chịu trách nhiệm và tự trừng phạt .. .
3 ) Hành động tự trừng phạt của Eudipe:
Tự chọc mù mắt có ý nghĩa gì ?
Người Hi Lạp cổ nghĩ rằng con người có hai cặp mắt. Một “cặp mắt thịt” chỉ là giác quan bên ngoài, nhìn thấy cái biểu kiến của sự vật, có khi nó gây ra nhiễu cho con mắt tâm linh ở bên trong. Con mắt bên trong mới có khả năng nhìn thấu sự vật, nắm bắt cái thần của sự vật.. Khi người ta mù mắt, như nhà tiên tri Tiretias chẳng hạn, thì lại sáng lòng (sáng mắt bên trong). Do vậy nhà tiên tri tuy mù mà biết sự thật, còn Eudipe sáng mắt lại chẳng biết gì về bản thân mình. Nhà thơ Homer tác giả hai bộ sử thi vĩ đại bị mù và bắt đầu sáng tác, mặc dù truyền thuyết kể rằng thấy ông mù lòa, nữ thần thơ ca thương tình bèn nhập vào ông. Ca sĩ Demodek mù mắt thì bắt đầu hát hay. Cũng theo truyền thuyết, triết gia Democrite tự chọc mù để nghiên cứu những cái ông chưa hiểu biết được.
Sự việc Eudipe tự chọc mù mắt góp phần chót xác định chủ đề tư tưởng vở bi kịch. Phạm tội một cách vô thức có đôi chút do tham vọng nhưng sự trừng phạt là có ý thức, tự giác cao, bảo vệ công lí. trong phạm vi xã hội, vua Eudipe sụp đổ thất bại thảm hại. Trong lĩnh vực đấu tranh vươn lên bản chất người, y đã thắng bản thân và đây là chiến thắng lớn lao. Y quằn quại đau đớn giống như một cái chết. Y “chết đi” để sống lại- đó là ý nghĩa lạc quan sâu sắc của vở bi kịch kết thúc vô cùng bi thảm này.
Tư tưởng lạc quan chính là đặc trưng cao nhất của thể loại bi kịch.
Theo thi pháp kịch truyền thống, khi tình thế bi kịch bị phá vỡ thì xảy ra tai biến. Đó là lúc báo hiệu tột đỉnh sự tiêu vong và tột đỉnh sự thắng lợi của nhân vật bi kịch. Phần kết thúc ắt phải có đau buồn và phấn khích, có chết đi và sống lại, có bi thảm và lạc quan. Vở Eudipe làm vua là vở tiêu biểu điển hình của thể loại bi kịch vậy .
Thật vậy, ta đi ngược về ngọn nguồn bi kịch là số phận thần Rượu nho Dionisos. Theo nghi lễ tế thần,những cảnh đau khổ của thần “chết đi sống lại” bao lần.
Tư tưởng “chết đi sống lại” có ý nghĩa nhân sinh sâu sắc như hành động văn hóa cơ bản nhất của con người: gieo trồng. hạt giống phải chết đi để rồi sống lại với cây mầm non và ra hoa trái. Đó là khát vọng của loài ngườivề lẽ sống và ước vọng trường tồn.
Nhân vật hoàng hậu Jocaste cũng phải chịu kết cục bi thảm- khi không ngăn cản được sự thật, bà thắt cổ tự vẫn. Trước đó, bà cũng đã có sự lớn lên về nhân cách: bà đã biết sự thật nhưng bà ngăn cản Eudipe để một mình chịu đựng bi kịch của sự ô nhục. Khi Eudipe đã biết sự thật thì bà lại không chịu đựng nổi nữa nên tìm cách tự hủy diệt. Tuy vậy bà không phải là nhân vật bi kịch. Cái chết của bà không có ý nghĩa sâu xa mà chỉ là sự chấm dứt tồn tại – tức là phi tồn tại.
Cảm hứng chủ đạo của thể bi kịch là khẳng định sự bất tử của con người, bất tử ngay ở cõi trần gian (tôn giáo chỉ cầu mong bất tử ở thiên đường . Nhân vật bi kịch có thể chết nhưng giá trị nhân bản chân chính lóe ra, ngời sáng trong sự phát triển tiếp tục của nhân loại, sẽ đi vào kí ức và kinh nghiệm của nhân dân bất tử.
Sophocle còn những vở kịch đặc sắc khác như: Antigon, Những người phụ nữ Trasi Ajax, Eudipe ở Cologne, Philoctet, Electre .
Euripide (484 – 406) và vở bi kịch “Medee”
Euripide được mệnh danh là “nhà thơ của thời kì dân chủ suy vong”, thời kì bộc lộ bản chất xấu xa của giai cấp thống trị. Những dục vọng nổi lên mãnh liệt ở mỗi cá nhân và những mâu thuẫn mới nảy sinh trong xã hội. Nhân vật của Euripide được gọi là “nhân vật dục vọng“ luôn luôn day dứt dằn vặt vì ý đồ riêng. Họ chẳng còn là những nhân vật siêu phàm như của Eschyle, lí tưởng như của Sophocle. Bi kịch của Euripide không còn là “trường học của những tâm hồn cao cả“ mà là “phòng giải phẫu những căn bệnh xã hội“ .
Euripide viết được 90 vở, nay chỉ còn 19. Đặc sắc cách tân của ông là: lần đầu tiên đưa lên sân khấu sự phân tích tâm lí nhân vật. Ông được gọi là “nhà triết học trên sân khấu“
“Medee“ là một trong những vở bi kịch cảm động nhất, tiêu biểu nhất của thiên tài Euripide .
Cốt truyện kịch cũng lấy từ truyền thuyết “Zadon sang xứ Consite đoạt bộ lông cừu vàng“
Nhờ sự giúp đỡ và tình yêu của Medee- công chúa xứ Consit, Zadon lấy được bộ lông cứu vàng-báu vật quốc gia mang về nộp cho ông chú Creon để đòi lại ngôi vua Hi Lạp. Medee bỏ đất nước chạy theo người yêu, dắt theo đứa em trai nhỏ. Trên đường đi, bị quân lính của vua cha truy đuổi, nàng giết em trai để cản bước những kẻ đuổi theo. Hai người về nộp bộ lông cừu vàng, ông vua chú tham lam tráo trở yêu câu Zadon phải cưới con gái ông thì mới được nhận ngai vàng. Zadon yêu Medee nên chối từ. Họ sống hạnh phúc bên nhau, sinh hai đứa con xinh đẹp. Một ngày kia, Zadon lại muốn giành lấy ngai vàng, liền tỏ ý muốn cưới công chúa Hi Lạp theo điều kiện của ông vua chú. Medee can ngăn, ghen tuông, giận dữ. Bị phụ tình, nàng trả thù khốc liệt. Đầu tiên, nàng dùng phép thuật giết chết kẻ tình địch (tặng chiếc khăn choàng làm thiêu cháy cả hai cha con công chúa Hi Lạp). Sau đó , nàng giết hai đứa con rồi bỏ sang xứ khác.
Đây là vở bi kịch tình yêu vô cùng thảm khốc và đau xót. Nàng lên án Zadon là kẻ vong ân bội nghĩa. Y ngụy biện khôn khéo để che giấu dục vọng của mình. Medee là một tính cách phụ nữ mãnh liệt từ đầu đến cuối, từ lúc nảy sinh mối tình đầu đến phút chót – nàng hóa điên .
Nhân vật chính của tấn bi kịch là Medee. Từ dục vọng tình yêu say đắm thủy chung rất mực, khi bị phản bội, tâm lí Medee đã chuyển dạng thành dục vọng ghen tuông và trả thù dữ dội . Nhà thơ trình bày cuộc đấu tranh nội tâm bão táp của Medee, cuộc giằng co giữa tình mẫu tử và khát vọng trả thù. Trước khi hành độn, nàng còn nói những lời xé lòng : “Các con ơi ! Hãy đưa tay cho mẹ nắm… Ôi bàn tay thân thương, đôi môi yêu quí và mặt mày tuấn tú của các con tôi. Ôi làn da của chúng êm dịu biết nhường nào! Hơi thở của chúng thơm tho biết bao nhiêu ! Ta không đủ can đảm nhìn con ta nữa. Ta đau đớn quá rồi. Phải, ta biết việc ta làm là tàn ác, nhưng dục vọng đã thắng ý chí ta rồi“. Kết cục của tất cả các nhân vật đều bi thảm.
Một câu hỏi từng gây tranh luận bao lâu nay: vì sao Medee hành động tàn ác như vậy mà nhân vật này vẫn được coi là nhân vật bi kịch ? Tạm giải thích rằng – Medee là nhân vật nhân danh phụ nữ mà hành động đòi quyền được yêu thương và chung thủy. Vở bi kịch còn là một lời răn đáng sợ cho những kẻ bạc tình.
Euripide còn nhiều tác phẩm về người phụ nữ như: Andromac (vợ Hector), Helen (nguyên hoàng hậu Akay, chạy theo Paris sang thành Troie), Những người phụ nữ xứ Phenici , Những người đàn bà cầu xin, Iphigieni ở Olit. Những người đàn bà thành Troie, Những người con của Heracles . . .
Sự nghiệp của nhà thơ viết kịch Euripide đã kết thúc nền bi kịch Hi Lạp với những đóng góp cuối cùng – chân dung con người bình thường nổi lên với những yêu thương căm giận sục sôi nhất.
sưu tầm
( mình học thì cô chỉ nói về Promete bị xiềng thôi ;) )
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét