QUAN NIỆM VỀ CON NGƯỜI TRONG VỞ KỊCH
DƯỚI ĐÁY CỦA A.M.GORKY
1. Con người ! hai tiếng thiêng liêng ấy không biết đã bao lần được vang lên, được khẳng định như một chân lý không bao giờ mất đi. Con người, quyền làm người, quyền tự do của con người luôn là vấn đề nhức nhối của mọi thời đại, mọi quốc gia, vượt mọi không gian và thời gian. Cùng với sự phát triển của xã hội vì thế mà vai trò của con người ngày càng được khẳng định. Trong tương quan với hiện thực cuộc sống con người trở thành một thực thể tồn tại tất yếu, còn trong mối quan hệ với tự nhiên và xã hội con người vừa là chủ thể tác động lại vừa chịu sự chi phối.
Trong văn học, vấn đề con người cũng được đặt ra bởi văn học vừa là bức tranh thu nhỏ của hiện thực cuộc sống, vừa là nơi để tác giả bộc lộ quan điểm của bản thân đối với cuộc sống nói chung và con người nói riêng. Vấn đề đặt ra là mỗi tác giả lại có cách riêng để thể hiện quan điểm của mình. Với Gorki, nhà văn không chỉ kế thừa mà còn phát triển để đưa ra cái nhìn toàn vẹn về con người. Dù là tác phẩm hiện thực hay lãng mạn thì hình ảnh con người hiện lên vẫn hết sức chân thành mà không kém phần sinh động. Với những tác phẩm như Bọn tiểu thị dân, Dưới Đáy, Thù địch…
Gorki đã cung cấp cho ta cái nhìn rõ hơn về con người, cuộc sống xã hội Nga đương đại. Trong đó Dưới Đáy được xem là vở kịch thể hiện rõ nét quan niệm của Gorki xung quanh vấn đề con người. Nhưng cái nhìn của Gorky có là cái nhìn thương hại, phiến diện, con người có thỏa hiệp với cuộc sống không hay đó là cái nhìn toàn diện, sâu sắc. Bằng việc nghiên cứu tác phẩm Dưới Đáy chúng ta sẽ thấy được những nét cách tân mới mẻ trong sáng tác của Gorky, trong quan niệm của Gorky và phần nào hiểu hơn về nhà văn, và cũng là người chiến sĩ cách mạng, người con ưu tú của nhân dân Nga.
2. Dưới Đáy là vở kịch được Gorky sáng tác vào năm 1902 ngay sau vở kịch Bọn tiểu thị dân. Nó cũng như nhiều tác phẩm hiện thực khác đã khái quát được cuộc sống của những “Con người chân đất” với những chi tiết cụ thể và sắc nét. Ngay bản thân cái nhan đề Dưới Đáy cũng phần nào gợi lên cho mỗi người những cảm nhận khác nhau. Dưới Đáy hay tận cùng của xã hội - nơi mà những con người cùng khổ đang sống và đang phải chịu đựng. Không gian Dưới Đáy là không gian của một quán trọ nghèo - nơi mà đủ mọi loại người chân đất khác nhau, cùng phải trải qua những cay đắng của cuộc đời và cuối cùng bị rớt xuống cái đáy cùng của xã hội này.
Mỗi nhân vật là mỗi cảnh đời, mỗi số phận khác nhau. Nếu như Naxchia hiện lên là một cô gái điếm lúc nào cũng cau có, mơ mộng về mối tình viển vông thì Pêpen lại xuất hiện với tư cách là một tên trộm cắp, klies là một người thợ thất nghiệp, có vợ và lúc nào cũng đánh đập chửi bới cô vợ tàn nhẫn. Tất cả họ đều có một “nghề” riêng nhưng nó chẳng thể nào nuôi sống được họ.
Tuy vậy họ vẫn còn được biết đến với những cái tên cụ thể. Còn có những kẻ mà ngay cả cái tên cũng biến mất và người ta chỉ còn biết gọi họ theo nghề nghiệp, địa danh hay đặc điểm cơ thể. Đó là anh chàng diễn viên nát rượu là người TacTa, là Bừu Cong. Bên cạnh đó lại có những kẻ trước đây thuộc tầng lớp trên mà giờ đây cũng chỉ được xếp ngang hàng với phận tôi tớ, trộm cắp đầu đường xó chợ như xatin - vốn là nhân viên điện báo có học thức hay công tử vốn là một tên quý tộc bị phá sản. Đối với họ thì nhân phẩm danh dự tình yêu và niềm tin đều bị chà đạp.
Anna thì đau khổ về thể xác lẫn tâm hồn bị bị klies đánh đập, diễn viên thì chán nản, bê tha trong rượu chè Pêpen thì như một kẻ mất phương hướng… Tất cả đều được Gorky dựng lên cụ thể. Dựng lên số phận của những con người đó Gorky muốn đặt ra câu hỏi tại sao họ lâm vào số phận như vậy và do đâu mà cái đáy của xã hội cứ mở rộng ra mãi, cứ đen ngòm khiến con người như lạc lõng, bỏ rơi không lối thoát. Họ chỉ là đại diện cho vô vàn những cá nhân khác, cho cả một nhóm người, một tầng lớp bị chính cái chế độ chuyên chế tàn bạo chèn ép. Trong hiện thực rối ren ấy con người như một thực thể tồn tại mà chịu sự chi phối của xã hội. Bởi vậy lẽ dĩ nhiên họ không thể thoát khỏi cái vòng luẩn quẩn của đau thương - khổ ải - tuyệt vọng.
Như vậy Gorky đã có cái nhìn đầy hiện thực về con người. Nhưng nếu con người trong quan niệm của Gorky chỉ dừng lại ở đó thì đâu còn gì đáng phải nói, phải bàn cãi. Những con người ấy mặc dù đã bị vứt xuống đấy cùng của xã hội nhưng Gorky vẫn để họ phát biểu, tranh luận về số phận về chân lí của cuộc đời. Giữa họ diễn ra sự xung đột, làm nổi bật lên cá tính, quan điểm, bản chất của mỗi người. Thông qua từng nhân vật cùng những mối quan hệ của họ Gorky dần bộc lộ rõ hơn quan niệm của mình, đặc biệt là trong vấn đề con người.
Trước hết, Gorky muốn khẳng định con người không thể sống bằng sự an ủi và lòng thương hại mà con người phải dũng cảm đối mặt với sự thật chứ không phải là sự dối trá.
Trong khi mọi người đang tuyệt vọng và cố tìm cho mình một con đường thoát thì Luka xuất hiện. Luka hiện lên như một vị thánh sống, một ông già tốt bụng, một kẻ sáng thế đem đến cho con người sự an ủi vô bờ bến, lòng thương cảm tới xúc động. Qua con mắt của Luka con người hiện lên thật đáng thương bởi thông qua nhân vật này mọi đau khổ, tủi nhục của con người cứ thế ào ra. Qua lời tâm sự của Anna với Luka, ta thấy hiện lên thân phận của con người an phận, nhu nhược. Cuộc sống của Anna là cuộc sống của đòn roi, chửi bới. Tủi nhục, đau khổ về cả thể xác lấn tinh thần nên khi gặp được Luka, Anna như “người chết đuối vớ được cọc”. Bằng sự an nủi, Luka đã chiếm được lòng tin của Anna. Nhưng cái mà Luka đem lại cho cô vẫn chỉ là sự cam chịu, nhẫn nhục mà thôi. “… Ráng chịu ít lâu nữa! cháu yêu ạ, mọi người đều phải chịu đựng cả…”.
Để an ủi, Anna, Luka đã không tiếc những lời dối trá khi vẽ lên trong mắt Anna một thế giới mới mà sống trong thế giới đó cô sẽ hạnh phúc hơn. Và cái chế chỉ là sự nghỉ ngơi thanh thản trước khi đến với thế giới đó. Vì vậy cái chết được xem như một ân huệ mà không phải ai cũng có. Khi chết đi, Anna sẽ được gặp chúa, được Người ban phước lành. Như vậy mô hình chung Luka đã khuyên Anna từ bỏ sự thật để tìm tới cái ảo mộng viển vông, tin vào sự dối trá.
Với diễn viên Luka lại tiếp tục công cuộc an ủi của mình bằng một lời dối tra khác. Nhưng trước tiên Luka vẫn tiếp tục an nủi và đẩy con người đến chỗ cam chịu. “… Phải cứng rắn lên… cắn răng mà chịu đựng… Sau đó thì sẽ khỏi…” Và diễn viên cứ tiếp tục tin vào điều đó, tin rằng mình hãy chịu đựng và rồi sẽ có một thành phố - nơi có những bệnh viện chữa cho anh khỏi bệnh nát rượu.
Như vậy Luka đã xây dựng cho con người một niềm tin mới trên cơ sở của sự cam chịu và sau đó là sự dối trá. Với Pêpen Luka vẫn tiếp tục dối tra khi ông vẽ lên trong đầu anh ta một thế giới của sự công bằng. Với câu chuyện về miền đất công bằng Luka muốn gieo rắc vào tâm trí mọi người quan niệm “dối trá thì tốt hơn sự thật”, vì nhờ vào dối trá mà con người trong câu chuyện của Luka mới sống, mới tồn tại, còn khi anh ta biết được sự thật chẳng có một miền đất công bằng nào, anh ta đã chết. Vậy con người hãy cứ tin có một miền đất như vậy thì tốt hơn.
Nói tóm lại, sự an ủi và lòng thương hại là những tiêu chí hàng đầu mà Luka dành cho con người. Chính điều đó đã giết chết con người dám đấu tranh tìm tòi, sáng tạo mà thay thế vào đó là con người yếu đuối, an phận. Họ tin rằng có những điều tốt đẹp hơn đang đợi họ ở phía trước. Chính vì thế mà Anna cứ thoi thóp chờ đợi cái chết sẽ giải thoát và đem cô đến một miền đất mới mà không cố gắng tìm phương thuốc chữa trị.
Diễn viên và Pê-pen thì nuôi ảo vọng rằng ngày mai họ sẽ hạnh phúc hơn, sẽ có những nơi chấp nhận và ban phát cho họ niềm tin mà không biết niềm tin, ý chí, nghị lực hạnh phúc nằm ngay trong bản thân mỗi người. Vì vậy tất cả những con người đó cứ tiếp tục buông xuôi, không vươn lên mà dễ dàng chấp nhận số phận, chối bỏ sự thật để tìm tới ảo mộng, tìm tới thứ niềm tin tôn giáo và coi đó như ánh sáng của đời họ. Nhưng kết quả cuối cùng thì sao? Anna đã chết, diễn viên thì thắt cổ tự tử còn Pê-pen thì bị đi đày. Thực ra họ chết, họ phải chịu những hình phạt đó không phải chỉ vì nguyên nhân bệnh tật, tội lỗi mà trước đấy họ đã chết vì vỡ mộng. Anh chàng diễn viên đã chết trước khi anh ta thắt cổ vì tuyệt vọng. “Tôi đã uống cạn tâm hồn tôi… Bạn ạ, tôi đã chết rồi… Tại sao tôi chết? Vì trong người tôi không còn niềm tin nào nữa. Hết thật rồi…”.
Như vậy an ủi, lòng thương hại chẳng hề giúp gì được con người ta nếu như người ta cứ mùa quáng sống với nó mà không vươn lên, đạp bằng số phận, tìm cho mình một niềm tin mới để sống tốt đẹp hơn - sống có nghị lực, sống dựa vào sự thật chứ không phải là dối trá. Thông qua nhân vật XaTin, Gorky muốn đưa ra quan niệm con người mới. Đó là con người dám đối mặt với sự thật, sống dựa trên sự thật, sự tôn trọng.
Ta thấy tất cả những ảo mộng mà Luka xây dựng đều bị sự thật dìm chết. Thế cho nên Klies đã phải cay đắng thốt lên “sự thật nào ! Sự thật ở đâu? Đấy sự thật đấy !. Việc làm không có… sức lực kiệt quệ !… Phải chết như chó chết!… sự thật đáng phỉ nhổ, đáng nguyền rủa!”. Không một ảo mộng nào có thể thắng được sự thật. Vì vậy lẽ dĩ nhiên con người phải đối mặt với sự thật. Lẽ ra Anna sẽ không chết nếu cô dám chiến đấu với bệnh tật chứ không phải mơ tưởng viển vông. Diễn viên hoàn toàn có thể kiểm soát bản thân chứ không cần tới bệnh viện nào hết. Pê-pen có thể tìm tới công bằng khi kiếm cho mình một chỗ đứng, một nghề nghiệp mới. Nhưng họ đều không làm và cuối cùng họ bị cuộc đời vùi dập mà ảo mộng, dối trá chính là tác nhân khiến họ lâm vào hoàn cảnh như vậy. Và Xatin đã phát biểu như một người đã nhận ra chân lí “kẻ nào yếu đuối về tâm hồn… và kẻ nào sống bằng nhiệt huyết của người khác thì kẻ ấy cần đến lời nói dối…. Còn đối với những ai làm chủ được mình… những ai tự chủ và không ngốn ngấu người khác thì người ấy cần gì phải dối trá? Dối trá là tôn giáo của những người nô lệ và bọn chủ… Sự thật là Chúa của con người tự do”.
An ủi, lòng thương hại liệu có tốt không nếu như sự thật vẫn mãi là sự thật. Bởi vậy con người đừng để mình phụ thuộc mà hãy nhìn thẳng vào sự thật để sống, để tìm đường đi. Nó tuy phũ phàng nhưng nó sẽ giúp con người có ý chí vươn lên.
Không chỉ dừng lại ở đây. Xatin tiếp tục được Gorky sử dụng như một người phát ngôn, một con người mới nhận ra chân lý khi mà thông qua nhân vật này Gorky đã thể hiện được quan niệm của mình. Con người qua con mắt của Xatin được nâng lên tầm vĩ đại mới. Đó không còn là con người của sự trốn tránh, hèn nhát mà là con người của sáng tạo, con người của sự tôn trọng.
Trong tác phẩm không biết bao lần Gorky cho thấy thái độ tôn trọng của mình dành cho con người. Ở đây, nhân vật của Gorky tuy là những kẻ ở đáy cùng của xã hội nhưng trong họ vẫn có lòng tự trọng. Và Gorky đã để cho nhân vật đứng lên đòi quyền sống, quyền làm người, quyền được tôn trọng của mình. Pê-pen cũng nhận thấy ghê tởm cho chính cuộc sống của mình và nhận ra an ủi cũng chẳng giúp gì được mình “Phải sống khác đi! Phải sống cho tốt hơn, phải sống cho mình có thể kính trọng mình”. Không dừng lại, Pê-pen còn lên tiếng đòi quyền sống, quyền tự do cho Natasa khi dám đấu tranh chống lại cái ác, chống lại vợ chồng Kôxtưlep để bảo vệ cho cô “Rồi các người - sẽ thấy! Sỉ nhục người ta thế là đủ rồi”.
Như vậy con người đã biết đứng lên bảo vệ cho chính bản thân mình cũng như cho người khác. Con người cần phải được tôn trọng dù họ có ở tầng lớp nào, bởi giá trị của hai chữ “con người” là hết sức thiêng liêng. Để tổng kết lại giá trị của con người, Gorky đã để cho Xatin tuyên bố hùng hồn “Con người ! Cái đó thật vĩ đại! Tiếng đó vang lên đầy tự hào! Con người ! Phải tôn trọng con người! Không được thương hại… Không được hạ tháp con người bằng lòng thương hại… mà phải tôn trọng!”.
Trong văn học, vấn đề con người cũng được đặt ra bởi văn học vừa là bức tranh thu nhỏ của hiện thực cuộc sống, vừa là nơi để tác giả bộc lộ quan điểm của bản thân đối với cuộc sống nói chung và con người nói riêng. Vấn đề đặt ra là mỗi tác giả lại có cách riêng để thể hiện quan điểm của mình. Với Gorki, nhà văn không chỉ kế thừa mà còn phát triển để đưa ra cái nhìn toàn vẹn về con người. Dù là tác phẩm hiện thực hay lãng mạn thì hình ảnh con người hiện lên vẫn hết sức chân thành mà không kém phần sinh động. Với những tác phẩm như Bọn tiểu thị dân, Dưới Đáy, Thù địch…
Gorki đã cung cấp cho ta cái nhìn rõ hơn về con người, cuộc sống xã hội Nga đương đại. Trong đó Dưới Đáy được xem là vở kịch thể hiện rõ nét quan niệm của Gorki xung quanh vấn đề con người. Nhưng cái nhìn của Gorky có là cái nhìn thương hại, phiến diện, con người có thỏa hiệp với cuộc sống không hay đó là cái nhìn toàn diện, sâu sắc. Bằng việc nghiên cứu tác phẩm Dưới Đáy chúng ta sẽ thấy được những nét cách tân mới mẻ trong sáng tác của Gorky, trong quan niệm của Gorky và phần nào hiểu hơn về nhà văn, và cũng là người chiến sĩ cách mạng, người con ưu tú của nhân dân Nga.
2. Dưới Đáy là vở kịch được Gorky sáng tác vào năm 1902 ngay sau vở kịch Bọn tiểu thị dân. Nó cũng như nhiều tác phẩm hiện thực khác đã khái quát được cuộc sống của những “Con người chân đất” với những chi tiết cụ thể và sắc nét. Ngay bản thân cái nhan đề Dưới Đáy cũng phần nào gợi lên cho mỗi người những cảm nhận khác nhau. Dưới Đáy hay tận cùng của xã hội - nơi mà những con người cùng khổ đang sống và đang phải chịu đựng. Không gian Dưới Đáy là không gian của một quán trọ nghèo - nơi mà đủ mọi loại người chân đất khác nhau, cùng phải trải qua những cay đắng của cuộc đời và cuối cùng bị rớt xuống cái đáy cùng của xã hội này.
Mỗi nhân vật là mỗi cảnh đời, mỗi số phận khác nhau. Nếu như Naxchia hiện lên là một cô gái điếm lúc nào cũng cau có, mơ mộng về mối tình viển vông thì Pêpen lại xuất hiện với tư cách là một tên trộm cắp, klies là một người thợ thất nghiệp, có vợ và lúc nào cũng đánh đập chửi bới cô vợ tàn nhẫn. Tất cả họ đều có một “nghề” riêng nhưng nó chẳng thể nào nuôi sống được họ.
Tuy vậy họ vẫn còn được biết đến với những cái tên cụ thể. Còn có những kẻ mà ngay cả cái tên cũng biến mất và người ta chỉ còn biết gọi họ theo nghề nghiệp, địa danh hay đặc điểm cơ thể. Đó là anh chàng diễn viên nát rượu là người TacTa, là Bừu Cong. Bên cạnh đó lại có những kẻ trước đây thuộc tầng lớp trên mà giờ đây cũng chỉ được xếp ngang hàng với phận tôi tớ, trộm cắp đầu đường xó chợ như xatin - vốn là nhân viên điện báo có học thức hay công tử vốn là một tên quý tộc bị phá sản. Đối với họ thì nhân phẩm danh dự tình yêu và niềm tin đều bị chà đạp.
Anna thì đau khổ về thể xác lẫn tâm hồn bị bị klies đánh đập, diễn viên thì chán nản, bê tha trong rượu chè Pêpen thì như một kẻ mất phương hướng… Tất cả đều được Gorky dựng lên cụ thể. Dựng lên số phận của những con người đó Gorky muốn đặt ra câu hỏi tại sao họ lâm vào số phận như vậy và do đâu mà cái đáy của xã hội cứ mở rộng ra mãi, cứ đen ngòm khiến con người như lạc lõng, bỏ rơi không lối thoát. Họ chỉ là đại diện cho vô vàn những cá nhân khác, cho cả một nhóm người, một tầng lớp bị chính cái chế độ chuyên chế tàn bạo chèn ép. Trong hiện thực rối ren ấy con người như một thực thể tồn tại mà chịu sự chi phối của xã hội. Bởi vậy lẽ dĩ nhiên họ không thể thoát khỏi cái vòng luẩn quẩn của đau thương - khổ ải - tuyệt vọng.
Như vậy Gorky đã có cái nhìn đầy hiện thực về con người. Nhưng nếu con người trong quan niệm của Gorky chỉ dừng lại ở đó thì đâu còn gì đáng phải nói, phải bàn cãi. Những con người ấy mặc dù đã bị vứt xuống đấy cùng của xã hội nhưng Gorky vẫn để họ phát biểu, tranh luận về số phận về chân lí của cuộc đời. Giữa họ diễn ra sự xung đột, làm nổi bật lên cá tính, quan điểm, bản chất của mỗi người. Thông qua từng nhân vật cùng những mối quan hệ của họ Gorky dần bộc lộ rõ hơn quan niệm của mình, đặc biệt là trong vấn đề con người.
Trước hết, Gorky muốn khẳng định con người không thể sống bằng sự an ủi và lòng thương hại mà con người phải dũng cảm đối mặt với sự thật chứ không phải là sự dối trá.
Trong khi mọi người đang tuyệt vọng và cố tìm cho mình một con đường thoát thì Luka xuất hiện. Luka hiện lên như một vị thánh sống, một ông già tốt bụng, một kẻ sáng thế đem đến cho con người sự an ủi vô bờ bến, lòng thương cảm tới xúc động. Qua con mắt của Luka con người hiện lên thật đáng thương bởi thông qua nhân vật này mọi đau khổ, tủi nhục của con người cứ thế ào ra. Qua lời tâm sự của Anna với Luka, ta thấy hiện lên thân phận của con người an phận, nhu nhược. Cuộc sống của Anna là cuộc sống của đòn roi, chửi bới. Tủi nhục, đau khổ về cả thể xác lấn tinh thần nên khi gặp được Luka, Anna như “người chết đuối vớ được cọc”. Bằng sự an nủi, Luka đã chiếm được lòng tin của Anna. Nhưng cái mà Luka đem lại cho cô vẫn chỉ là sự cam chịu, nhẫn nhục mà thôi. “… Ráng chịu ít lâu nữa! cháu yêu ạ, mọi người đều phải chịu đựng cả…”.
Để an ủi, Anna, Luka đã không tiếc những lời dối trá khi vẽ lên trong mắt Anna một thế giới mới mà sống trong thế giới đó cô sẽ hạnh phúc hơn. Và cái chế chỉ là sự nghỉ ngơi thanh thản trước khi đến với thế giới đó. Vì vậy cái chết được xem như một ân huệ mà không phải ai cũng có. Khi chết đi, Anna sẽ được gặp chúa, được Người ban phước lành. Như vậy mô hình chung Luka đã khuyên Anna từ bỏ sự thật để tìm tới cái ảo mộng viển vông, tin vào sự dối trá.
Với diễn viên Luka lại tiếp tục công cuộc an ủi của mình bằng một lời dối tra khác. Nhưng trước tiên Luka vẫn tiếp tục an nủi và đẩy con người đến chỗ cam chịu. “… Phải cứng rắn lên… cắn răng mà chịu đựng… Sau đó thì sẽ khỏi…” Và diễn viên cứ tiếp tục tin vào điều đó, tin rằng mình hãy chịu đựng và rồi sẽ có một thành phố - nơi có những bệnh viện chữa cho anh khỏi bệnh nát rượu.
Như vậy Luka đã xây dựng cho con người một niềm tin mới trên cơ sở của sự cam chịu và sau đó là sự dối trá. Với Pêpen Luka vẫn tiếp tục dối tra khi ông vẽ lên trong đầu anh ta một thế giới của sự công bằng. Với câu chuyện về miền đất công bằng Luka muốn gieo rắc vào tâm trí mọi người quan niệm “dối trá thì tốt hơn sự thật”, vì nhờ vào dối trá mà con người trong câu chuyện của Luka mới sống, mới tồn tại, còn khi anh ta biết được sự thật chẳng có một miền đất công bằng nào, anh ta đã chết. Vậy con người hãy cứ tin có một miền đất như vậy thì tốt hơn.
Nói tóm lại, sự an ủi và lòng thương hại là những tiêu chí hàng đầu mà Luka dành cho con người. Chính điều đó đã giết chết con người dám đấu tranh tìm tòi, sáng tạo mà thay thế vào đó là con người yếu đuối, an phận. Họ tin rằng có những điều tốt đẹp hơn đang đợi họ ở phía trước. Chính vì thế mà Anna cứ thoi thóp chờ đợi cái chết sẽ giải thoát và đem cô đến một miền đất mới mà không cố gắng tìm phương thuốc chữa trị.
Diễn viên và Pê-pen thì nuôi ảo vọng rằng ngày mai họ sẽ hạnh phúc hơn, sẽ có những nơi chấp nhận và ban phát cho họ niềm tin mà không biết niềm tin, ý chí, nghị lực hạnh phúc nằm ngay trong bản thân mỗi người. Vì vậy tất cả những con người đó cứ tiếp tục buông xuôi, không vươn lên mà dễ dàng chấp nhận số phận, chối bỏ sự thật để tìm tới ảo mộng, tìm tới thứ niềm tin tôn giáo và coi đó như ánh sáng của đời họ. Nhưng kết quả cuối cùng thì sao? Anna đã chết, diễn viên thì thắt cổ tự tử còn Pê-pen thì bị đi đày. Thực ra họ chết, họ phải chịu những hình phạt đó không phải chỉ vì nguyên nhân bệnh tật, tội lỗi mà trước đấy họ đã chết vì vỡ mộng. Anh chàng diễn viên đã chết trước khi anh ta thắt cổ vì tuyệt vọng. “Tôi đã uống cạn tâm hồn tôi… Bạn ạ, tôi đã chết rồi… Tại sao tôi chết? Vì trong người tôi không còn niềm tin nào nữa. Hết thật rồi…”.
Như vậy an ủi, lòng thương hại chẳng hề giúp gì được con người ta nếu như người ta cứ mùa quáng sống với nó mà không vươn lên, đạp bằng số phận, tìm cho mình một niềm tin mới để sống tốt đẹp hơn - sống có nghị lực, sống dựa vào sự thật chứ không phải là dối trá. Thông qua nhân vật XaTin, Gorky muốn đưa ra quan niệm con người mới. Đó là con người dám đối mặt với sự thật, sống dựa trên sự thật, sự tôn trọng.
Ta thấy tất cả những ảo mộng mà Luka xây dựng đều bị sự thật dìm chết. Thế cho nên Klies đã phải cay đắng thốt lên “sự thật nào ! Sự thật ở đâu? Đấy sự thật đấy !. Việc làm không có… sức lực kiệt quệ !… Phải chết như chó chết!… sự thật đáng phỉ nhổ, đáng nguyền rủa!”. Không một ảo mộng nào có thể thắng được sự thật. Vì vậy lẽ dĩ nhiên con người phải đối mặt với sự thật. Lẽ ra Anna sẽ không chết nếu cô dám chiến đấu với bệnh tật chứ không phải mơ tưởng viển vông. Diễn viên hoàn toàn có thể kiểm soát bản thân chứ không cần tới bệnh viện nào hết. Pê-pen có thể tìm tới công bằng khi kiếm cho mình một chỗ đứng, một nghề nghiệp mới. Nhưng họ đều không làm và cuối cùng họ bị cuộc đời vùi dập mà ảo mộng, dối trá chính là tác nhân khiến họ lâm vào hoàn cảnh như vậy. Và Xatin đã phát biểu như một người đã nhận ra chân lí “kẻ nào yếu đuối về tâm hồn… và kẻ nào sống bằng nhiệt huyết của người khác thì kẻ ấy cần đến lời nói dối…. Còn đối với những ai làm chủ được mình… những ai tự chủ và không ngốn ngấu người khác thì người ấy cần gì phải dối trá? Dối trá là tôn giáo của những người nô lệ và bọn chủ… Sự thật là Chúa của con người tự do”.
An ủi, lòng thương hại liệu có tốt không nếu như sự thật vẫn mãi là sự thật. Bởi vậy con người đừng để mình phụ thuộc mà hãy nhìn thẳng vào sự thật để sống, để tìm đường đi. Nó tuy phũ phàng nhưng nó sẽ giúp con người có ý chí vươn lên.
Không chỉ dừng lại ở đây. Xatin tiếp tục được Gorky sử dụng như một người phát ngôn, một con người mới nhận ra chân lý khi mà thông qua nhân vật này Gorky đã thể hiện được quan niệm của mình. Con người qua con mắt của Xatin được nâng lên tầm vĩ đại mới. Đó không còn là con người của sự trốn tránh, hèn nhát mà là con người của sáng tạo, con người của sự tôn trọng.
Trong tác phẩm không biết bao lần Gorky cho thấy thái độ tôn trọng của mình dành cho con người. Ở đây, nhân vật của Gorky tuy là những kẻ ở đáy cùng của xã hội nhưng trong họ vẫn có lòng tự trọng. Và Gorky đã để cho nhân vật đứng lên đòi quyền sống, quyền làm người, quyền được tôn trọng của mình. Pê-pen cũng nhận thấy ghê tởm cho chính cuộc sống của mình và nhận ra an ủi cũng chẳng giúp gì được mình “Phải sống khác đi! Phải sống cho tốt hơn, phải sống cho mình có thể kính trọng mình”. Không dừng lại, Pê-pen còn lên tiếng đòi quyền sống, quyền tự do cho Natasa khi dám đấu tranh chống lại cái ác, chống lại vợ chồng Kôxtưlep để bảo vệ cho cô “Rồi các người - sẽ thấy! Sỉ nhục người ta thế là đủ rồi”.
Như vậy con người đã biết đứng lên bảo vệ cho chính bản thân mình cũng như cho người khác. Con người cần phải được tôn trọng dù họ có ở tầng lớp nào, bởi giá trị của hai chữ “con người” là hết sức thiêng liêng. Để tổng kết lại giá trị của con người, Gorky đã để cho Xatin tuyên bố hùng hồn “Con người ! Cái đó thật vĩ đại! Tiếng đó vang lên đầy tự hào! Con người ! Phải tôn trọng con người! Không được thương hại… Không được hạ tháp con người bằng lòng thương hại… mà phải tôn trọng!”.
sưu tầm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét