Thứ Tư, 9 tháng 5, 2012

sưu tầm


B. VIỆC LÀNG
Những năm 1900 – 1945 là thời kỳ nở rộ của thể loại phóng sự. Có thể nói, nhiều tờ báo và tạp chí đã không ngần ngại vung tìên ra để có được những phóng sự hấp dẫn. Phóng sự đã gây được sự chú ý của công chúng. Các nhà làm báo như Vũ Trọng Phụng, Trọng Lang, Nguyễn Đình Lập, và Ngô Tất Tố là những cây bút nổi tiếng trong làng văn, làng báo và trong lòng độc giả. Nói chung, phóng sự thời kỳ này là những phác thảo nghệ thuật về những vấn đề, những hoàn cảnh bức xúc của đời sống hiện thực.
Thiên phóng sự “Việc làng” của Ngô Tất Tố đăng trên Hà Nội tân văn từ tháng 3 năm 1940, xuất bản năm 1941. Gồm 17 chương, mỗi chương dựng lại một câu chuyện thương tâm về lệ làng - mối tai họa đối với người nông dân trước Cách mạng tháng Tám. Cách khai thác các tuyến nhân vật, các sự kiện và cách tố cáo, phê phán trong “Việc làng” hoàn toàn mới. Thiên phóng sự đã thể hiện đầy đủ ý nghĩa của câu tục ngữ “Phép vua thua lệ làng”, tố cáo những hủ tục cổ hủ của chốn làng quê, nơi mà người nông dân phải nai lưng ra làm việc, kiếm tiền không phải để nuôi sống gia đình, mà là để cung phụng cho bọn quan làng “cái ăn”. Thông qua tác phẩm, Ngô Tất Tố đã phê phán những tệ lậu của bọn phong kiến địa chủ gieo rắc ở nông thôn, chúng đã đặt ra và duy trì những hủ tục ấy, dựa vào đó để kiếm lợi, củng cố quyền lực trên mồ hôi, nước mắt, thậm chí cả xương máu của dân đen, con đỏ…..và chúng cố che đậy dưới nước sơn hào nhoáng được gọi với cái tên” thuần phong mỹ tục”.
Chắc chắn làng quê Việt Nam thơ mộng, hiền hòa với ráng chiều ửng đỏ, gió đồng nội nhẹ mát mang theo hương lúa non ngào ngạt cùng những cô thôn nữ má đỏ, môi hồng dịu dàng, và sẽ vẫn còn đẹp mãi nếu như không bị ách thống trị của ách thực dân phong kiến, không bị chi phối bởi những hủ tục thối nát, lạc hậu và người nông dân là kẻ hứng chịu hậu quả.
“Những tục lệ quái gở, mọi rợ tự do kế tiếp nhau chồng chất trên vai chúng tôi. Nhiều lúc, chúng tôi muốn hất cái gánh nặng ấy đi nhưng sức một mình không thể làm nổi, đành phải è cổ mà chịu….Một người chăm chỉ, cần kiệm lao lực như tôi chỉ vì một tệ tục đè ép, đến nỗi suốt đời không ngóc đầu được, bây giờ gánh tệ tục còn đè ép chưa tha”. Đó là lời của một người nông dân khổ cực trăn trối trước khi chết, chết vì gánh nặng “lệ làng” đè trên đôi vai.
Các hủ tục ấy đã bóp nghẹt cuộc sống của người nông dân. Hàng năm, bất cứ lễ hội gì diễn ra trong làng từ tết nhất, lễ tế thần Thành hoàng, lễ thượng điền, lệ hạ điền… thì bọn kỳ mục trong làng lại lơij dụng mọi cơ hội để mà bày mâm cỗ xôi gà để chè chén no say với nhau. Ngoài ra, chúng còn tự tạo nên các lễ như lễ mua nhiêu, lễ mua ấm, lễ xin vào làng, lễ khao….để có cớ bắt nông dân đóng góp, phục dịch để chúng được ăn uống phè phỡn với nhau. Vì thế, làng nào có bọn kỳ mục càng xấu thì lại càng sinh ra nhiều thủ tục tệ hại, người dân lại sống lầm than, đói khổ. Trong “Việc làng”, tác giả đã minh họa thêm cho cảnh sống đau thương của người dân bị đè nén bởi hủ tục của làng bằng cái chết của cụ Thượng làng Lão Việt với hình ảnh đầy châm biếm: “Hết câu đó, cụ bỗng trợn ngược hai mắt, đờm trong cổ kéo lên khò khè, cả nhà nhớn nhác xúm lại. Trong lúc người nhà im lặng bỏ tiền và gạo vào miệng người chết thì ở ngoài vườn, người ta cũng hò reo để vật con trâu”.
Bức tranh xám màu về nông thôn cứ hiện dần qua từng trang phóng sự, từng câu chuyện gắn với số phận của những người nông dân. Dân làng có hai hạng: chính cư và ngụ cư. Dân chính cư là những người từ nơi khác đến sống và kiếm ăn tại làng mới, và ở làng mới này họ bị khinh bỉ, bạc đãi, luật lệ của làng rất hà khắc đối với họ. Cuộc sống của họ ở làng mới rất long đong, cực khổ. Trong “Một đám vào ngôi”, nhà văn Ngô Tất Tố đã nói lên cảnh khổ cực của lớp người ấy: “Theo lệ nhà quê, những người ngụ cư ba đời mới được “thành tổ”. Nghĩa là được ngang hàng với mọi người khác…vì thế, anh tôi và tôi cũng như ông thân chúng tôi đều không có ngôi ở đình. Chắc ông cũng biết ở làng mà không có ngôi thật là một sự nhục nhã. Những lúc tứ quý kỳ phúc, người ta thì phần ăn phần ngồi, mình thì chẳng có miếng gì. Những lúc hội hè, đình đám, người ta rước cờ, rước quạt, mình chỉ đóng vai khiêng chiêng. Như thế cũng đã khổ rồi. Hơn nữa, lỡ có cha già mẹ héo, làng giáp có chôn cho đâu!”. Đối với người nông dân, chết mà không được làng chôn cất là một điều đau đớn. Bọn kỳ mục, cường hào trong làng đã nắm bắt tâm lý ấy để ép người dân phải đóng góp cho chúng thật nhiều mới cho vào làng. Để xin vào làng, người dân phải góp tiền cho các cụ chánh hội, chưởng lễ, lý trưởng…rồi phải làm mâm cỗ để các vị chức sắc trong làng ăn uống, cùng với các món giải trí như thuốc phiện, tổ tôm, chủ nhà đều phải cung ứng. Do vậy mà cuộc sống của họ thêm túng thiếu, cơ cực.
“Góc chiếu giữa đình” đã tố cáo hủ tục thối nát ở nông thôn, tố cáo bọn cường hào, ác bá trong làng đã lợi dụng tình trạng mê muội của nông dân để bóc lột họ. Ngô Tất Tố đã vẽ nên một cảnh thương tâm của một người chỉ vì ham muốn một chút chức vị mà phải sa sút, nghèo đói. Hai vợ chồng, vợ đi ở vú, chồng đi cày thuê, họ rất hiền lành, chăm chỉ. Khi thấy họ đã gây được một chút vốn liếng, bọn lí dịch liền tìm cách đục khoét bằng cách bán cho người chồng một cái chức gọi là “lý cựu”. Chúng đánh vào sự ham muốn địa vị trong làng của đôi vợ chồng chất phác. Vậy là để có được cái chức “lý cựu” ấy, họ đã phải bán cả trâu và ruộng để lấy trăm bạc mua chức. Hơn nữa, họ còn phải khao làng thì mới được mọi người thừa nhận, thế là vị lý cựu ấy phải bỏ thêm một số tiền lớn ra để khao làng. Và truyện có kết cục mang ý vị hài hước nhưng bi thảm, rất thấm thía, đau xót : bà Cựu ngày hôm sau lại cắp nón đi ở vú để tiếp tịc kiếm tiền trả nợ bữa khao làng!.
Thông qua phóng sự, Ngô Tất Tố còn phê phán hiện tượng tiêu cực trong tâm lý, tư tưởng người nông dân, đó là bệnh chuộng hư danh, trọng ngôi thứ. Họ mong ước một cái hư danh ảo trong làng để không chịu nhục trước dân làng trong những ngày lễ mà không biết rằng bám vào đó, bọn kỳ mục trong làng đục khoét đồng tiền họ vất vả làm ra để phục vụ cho việc ăn uống, chơi bời của chúng.
“Cỗ oản tuần sóc” miêu tả cuộc sống bần cùng của ông lão Phúc, một lão nông nghèo khổ, ốm yếu nhưng vẫn phải chịu tác hại của những tục lệ hà khắc. Vợ chồng ông Phúc cày sâu cuốc bẫm làm ăn, nhưng khi bà Phúc bị ốm và chết thì món tiền tiêu vào việc cúng giỗ ma chay làm ông Phúc lâm nợ. Ở thôn quê, những lễ nghi về ma chay, cưới hỏi rất phiền phức và tốn kém. Các tục lệ ấy là gánh nặng cho người nông dân, khiến họ phải mang công mắc nợ. Ông Phúc phải làm nghề gánh mướn để bươn chải cho cuộc mưu sinh, cái nghề ấy khiến đôi vai ông thịt dập nát, sưng u lên, vai sưng, đau nhức nhưng ông vẫn gánh để kiếm tiền nuôi con. Và cuộc sống thêm khó khăn hơn khi ông Phúc lên ngôi ông trùm. Với cái ngôi vị ấy, ông phải sửa oản chuối để cúng thần. Cỗ tuần sóc thứ nhất, ông Phúc đã phải dỡ nhà ra bán để lấy tiền làm oản cúng thần. Vậy mà người ta vẫn kéo đến ăn uống vui mừng trong căn nhà trống hoác của ông Phúc, họ khen ông tháo vát, biết chăm lo việc cúng thần, khen mâm cỗ cúng thần mà ông chuẩn bị rất ngon…Đó đều là một lũ người vô lương tâm! Không biết đến cỗ tuần sóc thứ hai, ông Phúc sẽ phải làm thế nào?
Ngô Tất Tố còn lên tiếng phê phán sự ngu muội, mê tín của người nông dân qua câu chuyện “Nén hương sau khi chết”. Bà Tư Tỵ góa chồng từ rất sớm, trong nhà nghèo túng, không có một hạt thóc. Nhờ chăm chỉ làm aw, dành dụm, bà có một ít vốn, mặc dầu vậy, bà vẫn sống rất kham khổ, thiếu thốn, “suốt đời ăn cơm với muối, bữa nào hoang lắm mới dám mua một mớ rau”. Vậy mà, bọn cường hào trong làng vẫn không tha cho bà. Thằng con thừa tự thông đồng với hào lý, bàn với bà nên xin đặt hậu ở làng, nghĩa là cúng cho làng một số ruộng, và một số tiền sau khi chết, làng sẽ cúng giỗ, cúng Tết mãi mãi. Bà ưng ý ngay. Sau khi làm đơn xin thì bọn lý dịch mới bắt đầu giở ngón xoay tiền. Biết mình không kham nổi, bà đã xin thôi, nhưng chúng dọa nếu lừa dối thì khi chết làng sẽ không khiêng. Không có tiền, bà đành phải gán ruộng cho chúng. Vậy là, cả gia tài mà người đàn bà góa chồng dành dụm, chắt chiu đã bị bọn lý dịch trong làng cùng với những hủ tục đánh vào tâm lý mê tín, tư tưởng “sống nhờ làng, chết nhờ làng” của bà mà khoét mòn dần hết.
Với truyện “Một tiệc ăn vạ”, nhà văn đã tố cáo gay gắt sự bóc lột của bọn quan lại, chức dịch trong làng dã khiến người nông dân lâm vào cảnh túng quẫn, đến nỗi họ phải tự tử. Việc ăn vạ trong làng là để phạt vạ một người nào đó mắc tội với làng. Làng ăn vạ có nghĩa là làng cứ việc mua lợn, mua gạo, mua rượu, ra đình ăn uống, phí tổn bao nhiêu thì người mắc tội sẽ phải chịu. Nếu không tuân theo, khi chết làng sẽ không chôn, khi làng có ăn uống, sẽ không ai ngồi chung với người ấy. Mà đối với người dân trong làng, không ai ngồi chung, không ai chôn cất mình sau khi chết là một điều sỉ nhục lớn. Lão Sửu trong câu chuyện này cũng vậy. Ông là một nông dân hiền lành, thật thà, nhờ siêng năng làm lụng mà có được bát cơm để ăn. Một lão trùm đến ngỏ ý muốn vay lúa. Bà Sửu từ chối vì biết rằng loại người ấy chỉ biết vay chứ không hề trả. Lão trùm đem lòng thù oán, tìm cách gây sự và vu cho lão Sửu chửi làng. Hắn đem câu chuyện đó đi trình làng, và làng đã liền hùa nhau bắt vạ lão Sửu. Một bữa tiệc ăn vạ như vậy, lão Sửu đã phải tốn hơn trăm bạc. Buổi sáng cả làng ăn uống linh đình vui vẻ thì đến buổi chiều lão Sửu thắt cổ tự tử. Cái chết ấy đã tố cáo tính chất vô nhân đạo của các hur tục ở nông thôn. Phần nhiều những người bị làng ăn vạ thường không có tội vạ chi, mà thực ra bọn lý dịch tìm cách “ bới bèo ra bọ’ để kiếm chác, chè chén hoặc để trả thù riêng.
Qua tập phóng sự “Việc làng”, ta thấy nạn xôi thịt, rượu chè sở dĩ tồn tại ở nông thôn lâu đời như thế không chỉ do bọn cường hào trong làng duy trì để mưu lợi riêng mà còn vì người nông dân bao đời qua đã quen với những hủ tục ấy, chúng đã ăn sâu vào nếp sống hàng ngày của người nông dân ở nông thôn. Truyện “Con gà thờ” đã chỉ ra tâm lý sùng kính các hủ tục, tôn kính các lệ làng đã tồn tại ngàn năm ấy của họ. Con gà nuôi để thờ họ được mọi người chăm sóc, trọng vọng hơn cả một người mẹ già bị ốm nằm liệt giường. Chăm sóc con gà ấy rất công phu, tốn kém, khiến người ta không còn tâm trí nào để nghĩ đến chuyện khác. Bà cụ dường như cũng thấy được thân mình không quan trọng bằng con gà nên bà cũng không đòi hỏi sự quan tâm chăm sóc ấy. Bà không cho đứa cháu gọi bố đến trông bà vì “ việc thờ không thể nói chơi. Cứ để thầy mày trông nom cho gà’. Con gà bị cảm, cả làng đổ đến hỏi thăm, nhưng không một ai hỏi han bà cụ. Ngày làm lễ, con gà cân nặng được bảy cân, ông ta đã sung sướng mãn nguyện với công lao chăm sóc con gà thờ ấy.
Bên cạnh đó, ngoài việc bóp nặn nhân dân thì giữa nội bộ bọn chức dịch trong làng cũng có sự tranh giành, xâu xé lẫn nhau. Việc tranh giành ăn uống, tranh giành chỗ ngồi, tranh giành địa vị vẫn diễn ra hàng ngày và làng nào cũng có. Trong truyện “ Một cái lăm lợn”, chỉ vì tranh nhau ngôi chủ tế và cái lăm lợn mà đã xảy ra một cuộc hỗn chiến, nhiều người bị thương nặng. Trong đám tranh giành ấy, chúng ta thấy có những người mặc lễ phục, áo thụng lam, mũ nhiễu hoa bạc, ở nơi cửa Khổng, sân Trình ấy, những người tham chiến đều là bọn “tư văn” trong làng!
Cái thành công của tập phóng sự “Việc làng” là ở chỗ tác giả đã nhin đúng sự thật. Cuộc sống ở nông thôn đã được miêu tả một cách chân thực. Dưới ngòi bút của Ngô Tất Tố, cuộc sống làng quê sau lũy tre xanh không có gì thơ mộng, đẹp đẽ mà là một cuộc sống đen tối, cơ cực. Đây là một bản kết án bọn thực dân phong kiến về những thủ đoạn thâm hiểm của chúng ở nông thôn. Chúng duy trì những hình thức bóc lột với mọi hình thức: trắng trợn như địa tô, sưu thuế, hay nấp sau những hủ tục của từng vùng, gieo rắc vào tư tưởng của những con người thôn quê ao tù nước đọng, chân lấm tay bùn, sự hiểu biết cũ kỹ, hạn hẹp tâm lý tôn sùng thần thánh, tôn kính các hủ tục hà khắc ấy như một vị thần để chúng có thể duy trì bộ máy thống trị phục vụ cho lợi ích riêng của chúng.
Bằng tấm lòng vị tha rất phương Đông, Ngô Tất Tố đã nhìn vào hiện thực mà lên án nạn xôi thịt ở “cửa Khổng, sân Trình”. Phê phán tâm lý hiếu danh vô thực của người dân làng xã, nhưng không xem đó là bản chất của họ. Đấu tranh cho con người, Ngô Tất Tố không chỉ phê phán mà còn cảm thông với họ, nếu có điều kiện thì đề cao họ, và trực tiếp vạch mặt những kẻ gây ra cảnh khổ của họ.
Từ cách chọn đề tài đầy mâu thuẫn, chọn nhân vật điển hình, chọn chi tiết để chứng minh cho kết luận của mình bằng một thái độ có trách nhiệm, cái “tôi” trong phóng sự của ông được thể hiện một cách khá rõ nét. Vì thế, phóng sự của Nguyễn Tất Tố thực ra là một hình thức văn phóng sự, một cách sáng tạo tìm tòi trong công việc sử dụng phương pháp của văn học nghệ thuật để phản ánh kịp thời những bức xúc của thời cuộc.
Bằng sự thông hiểu sâu sắc về con người và cuộc sống nông thôn, bằng tấm lòng cảm thông chân thành với những nỗi thống khổ của người dân quê bị giày vò, chèn ép dưới những gánh hủ tục nặng nề, với cách nhìn sâu sắc, chân thực, ngòi bút sắc sảo, lối kể chuyện hấp dẫn, linh hoạt, ngôn ngữ giàu hình ảnh, Ngô Tất Tố đã dựng nên một bức tranh biếm họa đặc sắc về những hủ tục “quái gở, mọi rợ” ở nông thôn Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám. “Việc làng” đã tố cáo thủ đoạn của bọn cường hào, lý dịch tàn ác và đê tiện, dùng những hủ tục, luật lệ dã man và vô lý để bóc lột, nắn bóp đến xương tủy người nông dân. Đồng thời nhà văn cũng sẻ chia với nỗi nhọc nhằn, khốn khổ của người dân quê.
Một số truyện đã vượt khỏi khuôn khổ phóng sự về “việc làng”, đi sâu vào phân tích giải trình cảnh thê thảm của người nông dân, tác phẩm đã đạt tới giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo sâu sắc.
Đặt trong hoàn cảnh ra đời của nó, “Việc làng” có ý nghĩa tích cực đối lập với cách viết thi vị hóa nông thôn và cuộc sống của người dân quê sau lũy tre xanh của các nhà văn lãng mạn. “Việc làng” là một thành công nghệ thuật đáng kể của Ngô Tất Tố, biểu hiện tài năng xuất sắc của ông ở thể loại phóng sự.
C. LỀU CHÕNG
1. Tóm tắt tác phẩm:
“Lều chõng”đăng tải lần đầu tiên trên báo Thời vụ từ số 112 ngày 21/3/1939 đến số 155 ngày 1/9/1939. Và được xuất bản thành sách năm 1941. “ Lều chõng” ra đời trong thời đại chiến tranh thế giới thứ 2, giữa lúc thực dân Pháp đang dấy động lên phong trào phục cổ nhằm lôi cuốn trí thức văn nghệ sĩ vào con đường thoát li thực tế.
“Lều chõng” là cuốn tiểu thuyết phóng sự về giáo dục và khoa cử thời phong kiến triều Nguyễn. Đào Văn Hạc – Nhân vật chính của tiểu thuyết là một nho sĩ trẻ, tài hoa, học giỏi, phóng túng, khác thường. Chàng đã phá lối học nhồi sọ, lối văn sáo rỗng, giả dối. Văn chương của Vân Hạc sắc sảo tài hoa nhưng là thứ văn bướng bỉnh, không chịu theo đúng khuôn phép. Vân hạc không ham khoa cử. Tuy vậy. chàng vẫn phải lẽo đẽo với đèn sách, lều chõng để đáp lại sự trông đợi của họ hàng, và đặc biệt chiều theo mong muốn thiết tha, khao khát được làm bà nghè bà cử của cô Ngọc _ vợ chàng. Đã mấy lần “lều chõng” thi Hương, Vân hạc và những người bạn thân của chàng vẫn bị trượt. Người do học lực yếu ( nguyễn Khắc Mẫn); người vi phạm trường quy ( Bùi Đốc Cung); còn Vân Hạc dù các bài thi đều xuất sắc nhưng vì tuổi còn quá trẻ nên bị triều đình đánh hỏng. Vân Hạc đã chán thi cử nhưng vẫn phải dùi mài đèn sách. Đến khoa thi thứ 4, Vân Hạc may mắn đỗ thủ khoa, Nguyễn Khắc Mẫn đỗ tú tài, và Bùi Đốc Cung đỗ cử nhân. Vân Hạc cùng Đốc Cung sửa soạn, vượt qua chặng đường dài vô cùng vất vả, nguy hiểm vào kinh đô Huế thi Hội. Giữa đường Đốc Cung ngã bệnh phải quay về. Còn lại một mình Vân Hạc vào cung ứng thí. Chàng đỗ Hội nguyên. Vào thi Đình, Vân hạc làm bài thi xuấy sắc. Ai cũng hi vọng chắc chắn chàng sẽ đỗ Đình nguyên. Không ngờ chàng bị bắt giam vì “phạm húy” trong bài thi. Tin dữ bay về quê Vân Hạc làm người nhà chàng xáo xác. Giữa lúc mọi người đang vật vã lo lắng thì chàng trở về. Chàng bị đánh hỏng thi và còn bị cách cả thủ khoa. Cùng lúc mọi người hay tin nghè Long từng đỗ đạt, được bổ làm tri phủ, cũng vừa bị đi đày làm lính nơi biên ải. Từ tấm gương của nghè Long và đặc biệt là từ những tai họa cay đắng trên đường khoa cử của mình, Vân hạc thấm thía thực chất vô nghĩa, phù phiếm của con đường cử nghiệp. Chàng đoạn tuyệt với cuộc đời “lều chõng”. Cô Ngọc vợ chàng cũng cùng tỉnh ngộ, từ bỏ mộng làm bà thám, bà bảng, cùng chồng tương đắc, cuộc sống ấm cúng thanh nhàn.

2. Bình Luận :
Ngày nay nhắc tới hai tiếng “lều chõng” có lẽ nhiều người sẽ lấy làm lạ, vì những vật ấy từ biệt chúng ta mà đi đến chỗ mất tích. Nhưng đã một thời nó làm chủ vận mệnh giang sơn cũ kĩ mà người ta vẫn khoe là “ bốn nghìn năm văn hiến”. Những ông ngồi trong miếu đường làm rường cột cho nước nhà, những ông ở nơi tuyền thạch, làm khuôn mẫu cho đạo đức phong hóa đều ở trong đám “lều chõng” mà ra. “Vì đó nước Việt Nam một thời kì rất dài đã hiện ra nhiều cảnh tượng kì quái, có thể khiến người ta phải cười, phải khóc, phải rùng rợn hồi hộp”.
Chủ nghĩa phục cổ kêu gọi trở lại với nền văn hóa giáo dục cũ với những giá trị tinh thần và tôn ti trật tự của giáo lí Khổng Mạnh, với những hủ tục ở chốn hương thôn, với quan trường và đại gia đình phong kiến.
Bối cảnh “Lều chõng” bắt đầu từ năm Minh Mệnh thứ 12 đến năm Kiến Phúc (1884).Thời gian đó xã hội phong kiến lâm vào khủng hoảng, nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân diễn ra liên tiếp, thực dân Pháp đe dọa nền độc lập nước nhà. Nhưng triều đình phong kiến vẫn xổ hủ trong quy cách thi cử lạc hậu.Thí sinh muốn thi đỗ đạt thì phải dùi mài kinh sử ở xứ Bắc mà Nam sử thì lại chỉ là thứ yếu.Họ chỉ cần nhai lại các giáo lí và tuân thủ nguyên tắc “tôn Khổng, sùng Nho, chuyên kinh, phục cổ”, những nguyên tắc giáo dục mà Khổng Tử đã đề ra cho môn đệ của mình hai ngàn năm trước.
Vận mệnh đất nước đang nghiêng ngả mà cụ bảng Tiên Kiều vẫn say sưa giảng Kinh Dịch, Trung Dung, Tống sử, cụ có ngờ đâu cái học kinh viện, giáo điều mà cụ truyền bá, lại là cái học đua đến sự mất nước. trong lời giới thiệu cuốn “Lều chõng”, Ngô Tất Tố đã nêu rõ công tội của chế độ khoa cử phong kiến : “ chính nó đã làm cho nước Việt Nam trở nên một nước có văn hóa rồi lại chính nó lại đua nước Việt Nam đến cõi diệt vong”. “Lều chõng” là một tấn bi kịch của cả một thế hệ nhà nho trí thức.
Tác phẩm đã dựng lại một cách sinh động, chân thật bức tranh vừa bi thảm vừa khôi hài của chế độ giáo dục và khoa cử mục nát dưới triều Nguyễn. Trường thi “như một sân khấu rạp tuồng”, các quan giám khảo thì múa may “giống hệt những quan phường chèo”, còn sĩ tử chỉ “như những vai hề, những con rối. Nho sĩ chẳng mảy may nghĩ tới đạo thánh hiền, đến “tu tề trị bình” mà lăn vào thi cử chỉ vì những danh vọng nhỏ nhen. Họ xô đẩy, chen chúc, hối lộ, thông lương, gian lận giữa trường thi. Họ sẵn sàng cúi đầu, uốn gối tuân theo những quy chế, phép tắc kì dị và vô lối cốt giành giật cho được mảnh bằng tiến thân. Họ bê tha đến thảm hại: hút thuốc phiện, chơi bời hưởng lạc rồi đánh chửi nhau… Người thực tài bị đánh trượt, bị vùi dập tàn nhẫn, vô lí.
Viết “Lều chõng”, Ngô Tất Tố cũng dành phần thiện cảm rõ rệt cho những nhà nho như Đào Vân Hạc, Hải Âu, cụ bảng Tiên Kiều, cụ nghè Quỳnh Liên… Qua họ ông muốn gửi gắm một phần tâm sự của chính mình và những người trí thức tiểu tư sản bi quan bất lực từ sau 1930, gợi ra một con đường thoát limang vẻ “thi vị ngày xưa” của những tâm hồn nho sĩ tài hoa lỡ vận.
Nhờ có vốn sống phong phú, sâu sắc, ngòi bút hiện thực châm biếm sắc sảo, tài hoa, óc quan sát tinh tế, khả năng dựng người, dựng cảnh độc đáo, Ngô Tất Tố qua “ Lều chõng” đã làm sống lại cả không khí xã hội Việt Nam thời xa xưa trong những kì thi cử. Cùng với giá trị văn học đặc sắc, tác phẩm còn có giá trị tư liệu lịch sử và xã hội. So với một số tiểu thuyết cùng chủ đề, cùng thời như “Nhà nho”, “ Bút nghiên” của Chu Thiên, “Thanh đạm” của Nguyễn Công Hoan thì “Lều chõng” là tác phẩm nổi bật hơn cả về phẩm chất nghệ thuật đặc biệt ở những trang miêu tả tâm lí nhân vật. Đặt trong hoàn cảnh đương thời khi phong trào phục cổ đang được khuyến khích thì “Lều chõng” thực sự là một tác phẩm có ý nghĩa hiên thực và ý nghĩa xã hội sâu sắc.
Trong tác phẩm, Ngô Tất Tố dựng nên bức chân dung của các sĩ tử bị chế độ giáo dục và khoa cử phong kiến nhấn chìm trong khuôn phép, trở nên là những con người không có cá tính. Họ phải giấu đi bản lĩnh, cá tính của mình và làm theo sách cổ nhân, nhắm mắt phục tùng mọi tôn ti trật tự phong kiến. Đó là hình ảnh con người vô dụng, nhưng lại được xã hội phong kiến cho là “hữu dụng”.
Ngô Tất Tố đã giáng những đòn rất mạnh vào đầu não chế độ phong kiến và những kẻ muốn lấy đạo Nho làm nền tảng “tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”.
Đi thi, không những cách làm văn gò bó, thể lệ phức tạp mà còn phải không được phạm húy (kiêng tên vua, tên hoàng hậu…, thậm chí tên cung điện , lăng tẩm cũng phải kiêng nốt. Chỉ cần vi phạm, thì dù văn hay tới đâu cũng bị bỏ, thậm chí tù tội.
Chưa hết, thêm những sự đố kị của quan trường và của triều đình; sự gian lận của thí sinh trong khi thi, kẻ học dốt đem tài liệu vào phòng thi chép… Những tiêu cực đó cũng bị Ngô Tất Tố cực lực phê phán.
Dưới chế độ phong kiến, học tập chủ yếu là học vẹt, chuộng hình thức, lấy cái cổ xưa làm chuẩn mực nên văn chương sáo rỗng, giáo điều. Thử lấy một câu trích trong tác phẩm để thấy rõ điều đó : “Thấy một giò lan bạch ngọc mới nở, sự khao khát càng bồn chồn…Tôi đang quét lối hoa rụng đợi anh”. Đó là trích trong lá thư Khắc Mẫn mời vân Hạc tới chơi. Do chuộng lối khuôn sáo mà Khắc Mẫn lấy một điển tích tô vẽ cho câu văn, thực ra lúc đó không phải mùa lan thì làm gì có hoa lan!
Không ít người chán nản với thi cử mà vẫn phải theo riết nó cho đến suốt đời. Bởi lẽ trong xã hội phong kiến ngoài thi cử ra không có con đường nào khác để tiến thân. Nếu không theo con đường khoa cử thì họ suốt đời chỉ là những kiếp người hèn kém, suốt đời không được xã hội trọng vọng.
Thế nên mới có những cụ già ở vào cái tuổi “gần đất xa trời” vẫn cố đi thi cho tới lúc chết trong lều.
Động cư thi cử lúc này không phải là xuất phát từ việc muốn “ kinh bang tế thế” mà chỉ vì muốn “vinh thân phì gia” mà thôi.
Với “Lều chõng”, Ngô Tất Tố muốn làm nổi bật lên những nét chính của cái sự học và lối thi cử thời phong kiến với tất cả mọi sự thối nát của nó.
Tác phẩm tập trung vào giáo dục, thi cử nên những quan hệ thầy trò, những lối giảng dạy, những cảch trường thi… đều được miêu tả rất tỉ mỉ. Nhiều khi tỉ mỉ quá thành ra nói quá nhiều về “phạm húy”.Nhưng cunngx nhờ sự tập trung ấy nên tác phẩm đã nêu bật được chế độ khoa cử của nhà Nguyễn với sự thối nát của nó. “Lều chõng” thực sự là bản án đanh thép đối với cách thi tuyển nhân tài của giai cấp phong kiến Việt Nam ở vào giai đoạn khủng hoảng nay.
Ngô Tất Tố thẳng thắn chiến đấu với chế độ giáo dục và thi cử phong kiến đã suy tàn.
Trong “Lều chõng” đồng thời chúng ta cũng nhận thấy Hà Nội hiện lên với nhiều nét đẹp. Người Hà Nội từ những cô hàng bán giấy bút, cho tới những ông chủ quán trọ cũng đều hết sức tài hoa, lịch thiệp. Tác phẩm có những nét tự truyện đã ghi nhận lại ảnh hưởng của Hà Nội đối với cuộc đời những kẻ sĩ tương tự như ông. Lúc bấy giờ mức độ xâm nhập của văn minh Tây Âu vào nước ta còn hạn chế. Hà Nội chưa có vẻ sầm uất với nhiều nét sinh hoạt thị dân rõ rệt như sau này. Nhưng khi lên Hà Nội, lớp học trò như Đào Vân Hạc vẫn cảm thấy có gì thật thoải mái, họ dễ dàng tìm được chút tự do lặt vặt như xuống xóm cô đầu-xóm cô đầu lúc đó còn là một thú chơi tao nhã, hoặc thăm thú các nơi. Quan trọng hơn, lên đây những kẻ gọi là nhân tài các tỉnh có dịp trò chuyện, “đấu” với nhau để tự kiểm tra sức học, trình độ năng lực của mình. Riêng với Đào Vân Hạc thì trong những dịp thi cử, chàng cảm thấy cái vô nghĩa của con đường hoạn lộ mà việc học đã mở ra và chàng cương quyết sống theo lối ở ẩn giữa đời. Đó cũng là những kết luận mà chỉ những kẻ sĩ tương đối từng trải mới có được. Tóm lại, “Lều chõng” là cho ta thấy chân dung tinh thần của Ngô Tất Tố mà trong đó Hà Nội đóng vai trò đặc biệt.
“Lều chõng” là một cuốn tiểu thuyết gần với tiểu thuyết truyền thống. Cũng kể theo trình tự thời gian, cũng có lời đoán trước số mệnh ( cô Ngọc bói “Kiều”) nhưng cái kết thúc lại không đẹp đẽ như trong các truyện Nôm. Đây là một tấn bi hài kịch nên kết cục là một sự vỡ mộng, chứ không phải là kết thúc có hậu như truyền thống. Chính vì thế mà “Lều chõng” là một tiểu thuyết hiện thực phê phán, nó không rơi vào lối thi vị hóa, lý tưởng hóa như các tác phẩm lãng mạn ( “Nhà nho”, “Bút nghiên”, “Thanh đạm”).
Về bố cục, tác phẩm có đôi chỗ hơi lỏng lẻo, như lúc cô Ngọc ưng thuận lấy Vân Hạc không hề có một sự đấu tranh tư tưởng, và tương tự Vân Hạc cũng ngỏ lời với cô mà không hề suy tính.
Nghệ thuật phản ánh hiện thực cũng có những chỗ tinh vi, đánh dấu hẳn một giai đoạn lịch sử : Giữa thế kỉ XIX, người trí thức Việt Nam còn bị danh lợi cám dỗ, chỉ biết bản thân và gia đình, kgông biết Tổ quốc đang lâm nguy; người phụ nữ thuộc gia đình nho sĩ có căn bệnh trầm trọng là yêu danh vọng hơn yêu con người ; giai cấp thống trị thì thối nát, sắp rơi rụng.
Do những hạn chế và mâu thuẫn trong lập trường tư tưởng của một nhà nho trí thức, do chưa có ánh sáng chủ nghĩa Mac-Lênin soi sáng nên có đôi lúc sự phê phán Nho giáo của Ngô Tất Tố còn thiếu triệt để. “Lều chõng phê phán chế độ khoa cử phong kiến, nhưng trong tác phẩm lại có những trang viết miêu tả thi vị hóa một số cảnh sinh hoạt của nhà nho hoặc đi quá sâu vào những lễ nghi cổ.
Chung quy lại, với kinh nghiệm của mình, Ngô Tất Tố đã thể hiện những hiểu biết của mình về chế độ khoa cử thối nát, vẽ nên bức tranh đó với tất cả những gam màu đen tối nhất. Độc giả ghi nhận ở “Lều chõng” thành công đặc sắc đó.

Thứ Hai, 7 tháng 5, 2012

up lại


Nhiều ngày qua , dư luận xôn xao về clip '' nữ sinh đánh , xé áo bạn '' mà các trang web , 4r đăng tải . Clip này đã gây chấn động dư luận , gây lên một làn sóng bất bình trong xã hội.
Rõ ràng đây không phải là vụ việc đầu tiên và duy nhất . Trước đó không lâu , chúng ta đã bất ngờ trước clip '' nữ sinh Quảng Ninh đánh , lột áo bạn ngay trên phố '' hay như '' nhóm học sinh THCS đánh bạn ngay trong phòng học trước giờ lên lớp ''. Vụ việc này chưa lắng xuống , vụ việc kia lại nổi lên khiến chúng ta không khỏi giật mình , bàng hoàng , thoảng thốt.
Đoạn clip chỉ dài khoảng 1p , nhưng nó mang đến cho người xem một sự ghê sợ , thương xót , hoang mang. Thương xót cho cô bé đánh đập một cách dã man kia ,càng ghê sợ hơn khi biết rằng người hành hung nữ sinh ấy cũng chính là một cô bé tuổi học trò , hoang mang về về nền giáo dục và nhân cách con người hiện nay.
Chỉ vì va chạm , dẫm vào chân nhau trong lúc đùa chơi mà lời qua tiếng lại , để rồi cô nữ sinh kia kéo bè , kéo cánh tới đánh hội đồng , dằn mặt bạn. Tôi cứ ngỡ mình đang xem đoạn phim đánh ghen của những người đàn bà bắt gặp chồng mình ngoại tình mà các nhà làm phim dựng lên. Thật đau lòng, diễn viên chính trong đoạn phim là những nữ sinh và thật kinh khủng khi biết rằng đó chẳng phải là những đoạn phim thông thường, những nữ sinh ấy cũng chẳng phải đang đóng phim. Không biết cha mẹ của cô bé bị đánh đập sẽ nghĩ gì khi thấy con mình bị hành hạ một cách dã man thế.
Từ xưa đến nay , theo quan niệm của nhiều người '' nữ sinh '' là sự ngây thơ , trong sáng , hồn nhiên . Thế nhưng hãy lên Google.com gõ từ khóa '' nữ sinh '' vào ô tìm kiếm , nói cho tôi xem bạn thấy gì? Hàng loạt những vụ bê bối , những tệ nạn , tha hóa đạo đức .
Đến lúc này , liệu chúng ta nhìn lại nền giáo dục nước nhà có phải là đã muộn rồi không? Trong nhiều năm qua , Bộ Giáo dục và Đào tạo không ngừng cải cách , thay đổi chương trình học , phương pháp giảng dạy. Nhưng suy cho cùng đó cũng chỉ là đào tạo về mặt kiến thức bài học , ngoài kiến thức sách vở các em được học những gì? Đến trường đâu phải chỉ là để học con chữ , tìm kiến thức mà còn là để học những điều hay , lẽ phải , học cách làm người. Có bao giờ Bộ nhìn thẳng vào chất lượng giáo dục chưa? Chất lượng học tập công nhận là có cao lên thật nhưng đi kèm với nó là những hệ lụy , sự tha hóa , nếu như không có biện pháp giải quyết triệt để thì sẽ rất nguy hiểm . Cảnh cáo , đình chỉ học tập liệu có phải là cách hay? Trong những ngày bị đình chỉ học ở nhà , các em sẽ làm gì? Nếu không được sự quan tâm từ cha mẹ , anh chị em , bạn bè thì có gì đảm bảo các em sẽ bước chân vào con đường sa ngã. Điều quan trong ở đây là không thể để khi sự việc đau lòng đã xảy ra mới giải quyết mà phải ngăn chặn nó từ khi nó chưa hình thành. Thiết nghĩ có nên đưa những tiết học đạo đứa từ Tiểu học lên dạy ở THCS và THPT? Những buổi ngoại khóa , tọa đàm về vấn đề cách sống và nhân cách sống có nên mở ra tại các trường Trung học?
Không thể hoàn toàn đổ lỗi cho nhà trường bởi lẽ nhà trường , thầy cô chỉ là yếu tố cần , chứ không phải là yếu tố đủ để giáo dục một con người. Gia đình là một nhân tố không thể thiếu trong việc hình thành nhân cách con người. Các bậc làm cha , làm mẹ đã làm những gì để giáo dục , uốn nắn con mình, để các em trở thành những người con ngoan , trò giỏi , bạn hiền?
Nếu không có những clip như trên thì bao giờ chúng ta mới dám nhìn thẳng vào sự thực tồn tại ngay trước mắt . Clip đó đã góp một phần vô cùng quan trọng trong việc làm thức tỉnh , giúp cá nhân mỗi chúng ta nhìn thẳng vào những vấn đề nan giải đang tồn đọng trong xã hội , trong giáo dục , trong gia đình và trong chính bản thân mình.

Vài lời nhắn gửi tới các em học sinh : Hãy sống sao cho những năm tháng học trò có ý nghĩa như chính tên gọi của nó , hãy suy nghĩ , hãy hành động sao cho xứng đáng với sự giáo dục của thầy cô , sự dạy dỗ của cha mẹ và sự tin tưởng của xã hội.


Phalaibuon!
__________________

buồn ngủ quá hic